Con đường Sài Gòn mang tên vị thầy giáo làng yêu nước: Hồ Huấn Nghiệp

Đường Hồ Huấn Nghiệp là một con đường thuộc trung Sài Gòn với đoạn đường dài khoảng 150m dài từ đường Đồng Khởi ra đến công trường Mê Linh – bến Bạch Đằng. Cũng như bao con đường khác tại Sài Gòn đều gắn liền với một giai thoại hay tên nhân vật cộm cán nào đó – Đường Hồ Huấn Nghiệp cũng là một con đường được đặt tên theo cách như thế. 

Hồ Huấn Nghiệp sinh năm 1829 và mất năm 1864, tự là Thiệu Tiên, người làng An Định, tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay là quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh). Đương thời ông là một vị thầy giáo ưu tú, ân cần dìu dắt biết bao thế hệ thành tài. Ông xuất thân từ một gia đình bình thường với ông nội giữ chức Ký lục tại trấn Phiên An, còn cha là một danh sĩ có lòng tự tôn cao, luôn xem trọng phẩm chất con người. Vì vậy Hồ Huấn Nghiệp được kế thừa cả về tri thức lẫn sự hiểu biết sâu rộng của ông và cha. Điều đó giúp ông trở thành một người tri thức, có học thức cao cùng tấm lòng thiện lương khiến nhiều người kính trọng. Tuy là người có học thức cao, nhưng ông không tham gia thi cử vào năm 30 tuổi mà đành chấp nhận ở nhà chăm mẹ già. Vả lại khi đó cha ông đã mất nên ông chỉ đành ở lại quê làng, dựng căn nhà gần mộ cha để vừa chăm sóc mộ phần, vừa chăm nom mẹ già ở nhà. Với tấm lòng thiện lành và giúp đỡ người khác, ông đã mở lớp để dạy chữ cho bọn trẻ con trong làng để chúng có cái chữ phòng thân. Ngờ đâu bọn trộm đốt nhà của ông cháy thành tro, thấy thế ông chỉ đành dựng lại nhà với sự giúp đỡ của học trò. Bọn trộm thấy thế cũng đành bỏ qua, không gây chuyện với ông nữa.

Không những là người có học thức sâu rộng mà ông còn là người có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Khi Trương Định đứng lên chống Pháp, bạn ông hỏi ông rằng Trương Định công tác nghĩa, hào kiệt bốn phương tụ họp đông đảo, liệu sẽ thành công chăng? Ông đã trả lời rằng dù cho thành bại cũng phải làm. Ông cũng chính là người tham gia vào công cuộc đấu tranh chống Pháp trên đất Gia Định.

Tên của ông được đặt tên cho đường sá ở nhiều nơi, trong đó có cả Sài Gòn.

Các nhánh đường toả ra từ vòng xoay Công trường Mê linh gồm (từ trái qua, theo chiều kim đồng нồ): đường Bến Bạch Đằng (phía trước), Ngô Đức Kế, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văи Đạt (phía sau tương đài và vuông góc với bờ sông Sài Gòn), Hai Bà Trưng, và cuối cùng là Thi Sách
Ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế và ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp ở phía xa – Sài Gòn năm 1969
The Eden Roc Hotel & Bar (Đường Tự Do gần góc Hồ Huấn Nghiệp) – Sài Gòn năm 1967
Đường Tự Do, phía trước là ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp
Đường Hồ Huấn Nghiệp – Sài Gòn năm 1967
Đường Hồ Huấn Nghiệp – Sài Gòn năm 1965
Phòng trà Đêm Màu Hồng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ở số 36 đại lộ Nguyễn Huệ, đây là mặt tiền phía đường Tự Do, gần ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp – Sài Gòn năm 1972
Phía xa là ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp
Phía trước là ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp. Hình chụp đường Tự Do nhìn về phía nhà thờ
Ngã tư Ngô Đức Kế – Tự Do nhìn về phía ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp ở bên phải hình
Ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp. Xa phía trước là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế
Ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp
Ngã ba kế tiếp ở phía trước là Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp. Đi về phía bên phải hơn trăm mét là tới Công trường Mê Linh – Sài Gòn năm 1967
Góc Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp. Bên trái chiếc taxi là một vườn hoa khá đẹp của khách sạn Eden Roc. Tấm hình chỉ cho thấy cái hàng rào
Đường Tự Do (đường nằm ngang) – Ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp
Đường Tự Do – Bên phải là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế – Sài Gòn năm 1966
Đường Tự Do, bên phải là góc đường Hồ Huấn Nghiệp. Dãy phố bên trái là số lẻ, cùng phía với KS Majestic (số 1 đường Tự Do), do vậy hình này là đường Tự Do nhìn về phía nhà thờ Đức Bà
Đường Hồ Huấn Nghiệp nhìn từ Công trường Mê Linh. Bên phải là tòa nhà Phòng Thương Mại Sài Gòn nằm cạnh bên đường Hồ Huấn Nghiệp ở giữa hình
Đền thờ của người Ấn theo Hồi giáo, Rue Turc (nay là đường Hồ Huấn Nghiệp, nối từ quảng trường Mê Linh ra Nguyễn Huệ, nằm gần đường Ngô Đức Kế, Quận 1). Nay không còn
Đường Hồ Huấn Nghiệp, phía trước là tượng đài Trần Hưng Đạo
Phía trước còn nhìn thấy chân để tượng đài Hai Bà Trưng, cuối năm 1966 mới có tượng đài Trần Hưng Đạo
Bản đồ Sài Gòn năm 1878
Bản đồ khu vực xung quanh Công trường Mê Linh

Viết một bình luận