Hình ảnh chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối ngày xưa

Dân Cầu-Muối hồi xửa … hồi xưa .. hay dân chợ Cầu Muối.

Cầu Muối – Cầu Ông Lãnh, nhiều người cũng hay lẫn lộn hoài, vì cây Cầu Ông Lãnh bắc ngang quận 1 qua quận 4 thì thấy đó, còn Cầu Muối thì ở đâu, thực tế, Cầu Muối là một địa danh xưa, từ thời nhà Nguyễn, khi đường Nguyễn Thái Học còn là một con rạch, Cầu Muối tọa lạc ở đây, thương hồ chở muối từ Phan Thiết, Bạc Liêu lên đều cập bến tại đây.

Ðặc biệt thành ngữ “đá cá, lăn dưa” cũng xuất xứ từ khu chợ Cầu Muối – Cầu Ông Lãnh, lý do vì cảnh buôn bán tấp nập, xô bồ, vựa trái cây, vựa cá quá nhiều, mấy chú nhỏ bụi đời đi lượm hôi cá và trái cây rơi vãi trong quá trình bốc xếp, vận chuyển từ ghe lên vựa, nhiều khi “táy máy” đá một con cá, lăn trái dưa từ trong vựa ra rồi… lượm bỏ bao….

Theo Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển thì chợ Cầu Muối có từ triều Nguyễn, hồi ấy, người ta đào một con kinh rẽ vào từ rạch Bến Nghé – tức đường Nguyễn Thái Học bây giờ – và bắc một chiếc cầu dưới bờ kinh để vận chuyển muối, kho muối là những dãy nhà lá nằm dọc hai bên bờ kinh, muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu được vận chuyển về đây để xuất qua Campuchia, đến khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì những kho muối trở thành hoang phế và lúc này dân tứ xứ chạy giặc về đây cư trú rồi dần dần họp chợ, gọi là chợ Cầu Muối hay dân Cầu Muối.

Theo nhà văn Sơn Nam thì chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối cùng ra đời vào một thời điểm như nhau, khoảng cách chỉ vài trăm mét bởi một dòng kinh. Cả hai chợ đều là “trên bến dưới thuyền” nhưng con kinh đào sau này lấp lại nên chợ Cầu Muối trở nên xa với bến sông.

Viết một bình luận