Ngược dòng thời gian để khám phá nét độc đáo thưởng thức dư vị của Tết xưa

Tết xưa, một cái tết đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại đong đầy hạnh phúc. Cây cối đâm chồi, lòng người nở hoa, gia đình sum họp. Cùng quay ngược thời gian để cảm nhận không khí trọn vẹn của cái tết ngày trước.

Đón tết bằng cành đào, lọ hoa thủy tiên

Chơi thủy tiên là thú vui của Hà thành mà cụ thể là ở Hàng Lược và đến hiện tại vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp này. Hoa thủy là loài hoa có được cả hương lẫn sắc. Hoa có hai lớp cánh, cánh bên ngoài có màu trắng ngà và đặc biệt mỏng. Cánh hoa bên trong mang màu vàng rực. Hoa thủy tiên được chưng trong lọ hoa thủy tinh để tôn lên vẻ tinh khôi, thanh khiết.

Điều kiện sống khó khăn, một hũ kiệu ăn đón tết cũng rất khó. Chính vì vậy, lúc bấy giờ nhà nào cắt được củ thủy tiên nở đúng vào dịp giao thừa sẽ được tin là nhận được điều may mắn. Người ta lấy việc gọt thủy tiên làm niềm vui và việc hoa nở thành điềm báo điều lành.

Hoa đào cũng như vậy. Việc sở hữu một cành đào vào ngày tết thật sự không dễ dàng. Chỉ cần có một cành hoa chưng tết là cả nhà đã hạnh phúc. Nếu nhà nào sở hữu được cành đào đón tết là cả xóm sẽ cùng sang ngắm. Đào ngày ấy đơn giản là dạng tán tròn và dạng tán chiếu thủy chứ không được đa dạng như hiện tại.

Tết xưa: Đì đùng tiếng pháo – báo xuân đã về

Tết ngày trước ấm áp, tưng bừng bởi tiếng pháo đón xuân. Vào thời gian những năm 90 của thế kỷ trước, đốt pháo hoa ngày tết là phong tục của mọi người. Tiếng pháo dây nổ đùng đùng vui tai cũng là dấu hiệu báo tết về. Xác pháo hồng điểm tô cho khoảng sân thêm đẹp và đón mừng năm mới sang.

Cái tết của những năm 90 chính là tiếng pháo, là những bộ áo mới, bao lì xì từ người lớn, đi chơi xuân, lễ chùa, xin chữ đầu năm,…Tất cả những kí ức ấy thật đẹp, thật nhẹ nhàng, bình dị nhưng khắc sâu trong tiềm thức đến lạ.

Chợ hoa ngày tết đơn giản với những loại hoa như mai, cúc, lan, đào,…Phụ kiện trang trí nhà ngày tết lại càng đơn giản với những câu đối xuân, đèn lồng đỏ, pháo dây,…Thức ăn tết cũng là các loại mức được bao bằng giấy mỏng. Đặc biệt có món ăn không thể thiếu ngày tết chính là bánh chưng và bánh giầy.

Với người Hà Nội ngày trước, những ngày tết là ngày vắng lặng và yên bình nhất. Đâu chính là thời điểm chỉ có xe đạp và các phương tiện công cộng khác di chuyển trên đường. Xe máy thời ấy vô cùng hiếm và được xem như cả gia tài của người sở hữu.

Tết – miền kí ức thật đẹp của rất nhiều người

Tết xưa chính là những ngày nghỉ ý nghĩa. Những ngày ấy người trong gia đình gặp nhau, bạn bè họp mặt cùng chia sẻ niềm vui ngày đầu năm. Có nhiều người chỉ hoài niệm tết xưa và chán dần với tết của hiện tại. Tết ngày trước, trẻ em nô nức thay đồ mới, cùng trông nồi bánh, rủ nhau đốt pháo, chơi đùa cả đêm. Tết không phải đi học, được ăn nhiều món ngon, có lì xì và là dịp vui nhất của cả năm.

Ngày xưa, cái tết bình dị không có điều kiện như hiện tại lại mang đến sự ấm áp tận sâu trong lòng người. Cũng chính điều này khiến mọi người nao nức khi tết đến và hiện tại sự mong chờ mùa xuân đang nhạt dần. Giá trị tết hiện tại nằm ở vật chất, sự đua đòi để ngang với nhau chứ không còn là tình cảm gia đình ấm áp. Sự đoàn tụ gia đình, cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm mới thật sự là ý nghĩa của cái tết Việt Nam.

Viết một bình luận