Bộ ảnh sinh động về khu vực trung tâm Sài Gòn năm 1968 của phó nháy người Mỹ John F. Cordova

Trung tâm Sài Gòn những năm 1968 sinh động và tấp nập qua ống kính của phó nháy người Mỹ John F. Cordova là trường ngoại ngữ International House, ga Sài Gòn cũ, trường Trung học nữ sinh Gia Long…

Đường Nguyễn Huệ đông đúc và tấp nập từ những năm 1968
Đường Nguyễn Huệ đông đúc và tấp nập từ những năm 1968
Đường Nguyễn Huệ năm 1968
Vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ và những gánh rong quà vặt ngày ấy
Vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ và những gánh rong quà vặt ngày ấy
Vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ và những gánh rong quà vặt ngày ấy
International House, số 71 đường Nguyễn Huệ
Quảng trường Lam sơn năm 1968
Cảnh Sài Gong năm 1968 tại quảng trường Lam Sơn, thương xá EDEN
Café Givral bên trái và Continental Palace Hotel bên phải

Ngã tư Bà Huyện Thanh Quan – Ngô Thời Nhiệm
Nhà lầu là dãy phòng học phía sau của trường nữ TH Gia Long
Giao lộ Lê văn Duyệt & Hiền Vương
Nhà thờ Đức Bà năm 1968

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội), thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn. Nhà thờ được dựng bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Saigon, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Dinh Độc Lập năm 1968

Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng và hoàn thành năm 1871. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Tượng đài Thủy quân lục chiến Công trường Lam Sơn
Tượng đài Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông tại Công trường Mê Linh năm 1968

Trần Hưng Đạo (1228 – 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần. Ngài được suy tôn là Thánh tổ của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Vấn đề tại sao người xưa chọn Trần Hưng Đạo là Thánh tổ Hải quân vẫn là một dấu hỏi lớn, tuy nhiên chiến thắng Bạch Đằng Giang (1288) đã cho thấy tài cầm quân kiệt xuất của ngài Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, đặc biệt là trong thủy chiến.

Năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã đưa ông vào danh sách 10 vị tướng xuất sắc nhất của thế giới.

Tượng Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh là hình ảnh vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tỳ lên độc kiếm, một tay chỉ xuống lòng sông và nói : “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không trở lại khúc sông này nữa”.

Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng

Viết một bình luận