Hình ảnh gợi nhớ về Sài Gòn năm 1968 dưới ánh nhìn của nhiếp ảnh gia Brian Wickham – Phần 2

Phần tiếp theo của bộ ảnh “Sài Gòn năm 1968” qua ánh nhìn của Brian Wickham!

Khi nhắc đến Sài Gòn năm 1968, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy giành chính quyền dịp Tết Mậu Thân. Nhưng, hôm nay, Góc Xưa xin gác lại những ký ức về lịch sử chinh chiến, mà chỉ tập trung vào nét đẹp và sự phồn hoa của đô thành Sài Gòn. Loạt ảnh dưới đây sẽ mang bạn đọc trở lại một thời đã xa, thời mà xe lam vẫn là phương tiện công cộng phổ biến, thời mà những chiếc xe taxi “con cóc” vẫn bon bon trên khắp nẻo đường, thời của những con đường mang tên cũ,….:

Bãi đỗ xe trên đường Lê Lợi, cạnh công viên trước Nhà hát Thành phố

Đại lộ Lê Lợi năm 1968 – Con đường này có lợi thế rất lớn để trở thành con đường trung tâm và náo nhiệt nhất Sài Gòn khi một đầu là chợ Bến Thành, một đầu là Nhà hát Thành phố.

Phía trước là ngã tư đường Hồng Thập Tự – Công Lý (sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa), sau tường rào bên phải là Dinh Độc Lập

Cây xăng tự động SHELL nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Ban đầu đường Trần Hưng Đạo chỉ là một đoạn đường ở khu vực Quận 1, sau năm 1975 sát nhập thêm đoạn đường Đồng Khánh ở Chợ Lớn và lấy tên chung là đường Trần Hưng Đạo. Sau này, để phân biệt, người ta gọi đoạn ở quận 1 là Trần Hưng Đạo A, còn đoạn ở quận 5 là Trần Hưng Đạo B.

Đường Công Lý, sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

Góc đường Cống Quỳnh – Hồng Thập Tự (sau này là đường Nguyễn Thị Minh Khai), khu vực phía sau lưng người lính gác là Bảo sanh viện Từ Dũ

Xe hơi đang dừng chờ đèn giao thông tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt – Hồng Thập Tự, nay là ngã tư Cách Mạng Tháng 8 – Nguyễn Thị Minh Khai. Nội dung trên băng rôn treo cao phía sau người phụ nữ qua đường: “Tình hữu nghị New Zealand-Việt Nam muôn năm”

Xe bọc thép của Cảnh sát dã chiến quốc gia gần cảng

Đường Trần Hưng Đạo

Bùng binh Quách Thị Trang, phía trước chợ Bến Thành – Thời điểm này vẫn còn chiếc cầu bắc ngang từ chợ đến vòng xoay với ý định ban đầu là tiện cho người đi bộ. Nhưng sau đó với lý do làm mất thẩm mỹ đô thị mà bị tháo dỡ.

Xích lô – Hình ảnh in hằn trong ký ức của nhiều người. Xuất hiện vào những năm thập niên 1930, với ý định là thay thế vị trí của phu kéo xe, nhưng người dân Sài Gòn ngày càng tăng nên loại hình phương tiện này đã chẳng thể nào đáp ứng được nhu cầu, tốc độ di chuyển chậm và chỉ đi được quãng đường ngắn nên lại xuất hiện một loại hình giao thông khác để thay thế và giảm dần sự xuất hiện của xích lô đạp.

Những của hàng bán đồ trên đường Lê Lợi, hướng chụp của bức ảnh nhìn về Nhà hát Thành phố ở đường Tự Do

Cửa hàng trên đường Lê Lợi

Chợ Lớn PX nằm trên đường Nguyễn Tri Phương

Quán cà phê Balê

Biển hiệu Cal-Best đối diện Đại sứ quán Mỹ, chỗ này bây giờ là cao ốc văn phòng số 29 đường Lê Duẩn

Biển hiệu Ngân hàng Manhattan bên ngoài Trụ sở Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (viết tắt là MACV) – Đoạn đường băng ngang từ Bệnh viện Dã chiến III

Xích lô chở hai cô gái đang di chuyển trên đường Phạm Ngũ Lão

Phía trước Bưu điện Trung tâm Sài Gòn nằm trên đường Công trường Công xã Paris, gần với nhà thờ Đức Bà năm 1969 – Nơi đây đã trở thành điểm du lịch thu hút khách tham quan với lối kiến trúc phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

Giao thông trên đường công trường John F. Kennedy năm 1969 – Chính là tiền thân của công trường công xã Paris ngày nay

Đường Nguyễn Huệ sau cơn mưa dông

Bảng hiệu của thương hiệu kem đánh răng “Anh Bảy Chà” Hynos ở chợ Bến Thành vào dịp Tết Kỷ Dậu

Chính diện cổng chợ Bến Thành ở Công trường Diên Hồng (sau này là Quảng trường Quách Thị Trang)

Citroën dựng trên đường Phạm Ngũ Lão – Citroën Traction Avant được ví như “Nữ Hoàng Thiên Nga” trong thế giới xe hơi. Nó là một trong những mẫu xe sang đầu bảng ở trước năm 1975 tại Sài Gòn (nó còn có tên gọi khác là là Tắc-xông)

Không ảnh Sài Gòn kèm chú thích trực tiếp trên ảnh – Bên trái Kinh Tàu Hủ là khu vực Phường Hưng Phú, Quận 8. Bên phải kinh Tàu Hủ là khu vực Quận 5, Chợ Lớn.

Kiosk sách báo góc Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (sau năm 1975, được đổi tên thành đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)

Khách sạn Nam Đô nằm trên đường Nguyễn Thái Học

Nhà may Trần Hưng nằm trên đường Thái Lập Thành (nay là đường Đông Du)

Công trường Lam Sơn và Hai Bà Trưng

Chiếc xe đang chở những lá cờ chuẩn bị cho một lễ hội nào đó của người Hoa – Ảnh chụp ở góc ngã tư đường  Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Trãi, có thấy chân château d’eau của Y Viện Quãng Đông ở góc trái hình.

Chùa Hưng Long – Một ngôi chùa ở Chợ Lớn, tọa lạc trên đường Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự)

Xe đẩy bán đồ ăn của người Hoa, có thể là hủ tiếu….ở khu Chợ Lớn

Cầu trượt tại Công viên ven sông Sài Gòn

Những người công nhân khuân vác đang làm việc tại một con thuyền chở hàng tại bến tàu Sài Gòn

Những đứa trẻ đang chơi ở Cảng Sài Gòn

Chiếc tàu lớn đang sơn lại tại Hãng CARIC bên Thủ Thiêm. Ở bên trái hình nhìn thấy một góc mặt tiền của xưởng Caric.

Người phụ nữ đang bày hàng buôn bán tại bến tàu Sài Gòn

Người phụ nữ trẻ này cũng đang bán hàng tại Cảng Sài Gòn

Thời gian tắm của những đứa trẻ diễn ra trên đường phố Sài Gòn

Những bức ảnh gợi nhớ về một thuở tuổi thơ hồn nhiên ngày nào!

Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh – nhà hàng nổi tiếng nhất Sài Gòn trước năm 1975, thường neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ tại khu vực trung tâm của Quận 1

Ghe nhỏ đưa khách sang sông trên sông Sài Gòn

Chiếc ghe được chủ nhân thiết kế thêm tấm che, để có thể che chắn lúc nắng mưa

Ngư dân trên sông Sài Gòn chèo bằng chân

Mặt sau nhà hàng nổi Mỹ Cảnh – Có sức chứa lớn, lên đến 250 thực khách, đây cũng là một trong những nhà hàng có quy mô lớn nhất Sài Gòn trước năm 1975. Khách hàng chủ yếu của nhà hàng nổi Mỹ Cảnh là nhân viên quân sự Mỹ và viên chức của chế độ Sài Gòn.

Chiếc ghe nhỏ đang đưa gia đình sang sông Sài Gòn

Cũng là một chiếc ghe khác đưa khách sang sông – Cuối ghe có cắm một lá cờ vàng ba sọc đỏ – đây từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Chỗ ghe lớn đậu là Cảng Sài Gòn

Sà lan trên sông Sài Gòn

Viết một bình luận