Ngã Tư Hàng Xanh ngày nay hay trước đây gọi là Ngã Ba Hàng Sanh trước đây, sau này do nhiều nhầm lẫn giữa cách phát âm “sanh” và “xanh” nên không hiểu tư khi nào tên gọi Ngã Tư Hàng Sanh bị chuyển thành Ngã Tư Hàng Xanh và được coi là cái tên chính thức thay thế cái tên cũ.
Trước những năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh loại cây lớn cùng họ với cây si cây đa. Trên tuyến đường Bạch Đằng cây sanh được trồng dọc hai bên đường nên ngày xưa đường được gọi là đường Hàng Sanh còn Ngã Tư Hàng Sanh cũng bắt nguồn từ đó.
Đến khoảng những năm thập niên 40 thì hàng cây Sanh ven đường vẫn còn tồn tại. Cho đến năm 1960 Bản Đồ Đô Thành Sài Gòn cũng ghi đoạn đường Bạch Đằng ngày nay tên là đường Hàng Sanh nên sự sai lệch từ “Hàng Sanh” sang “Hàng Xanh” là có căn cứ và được rất nhiều người dân Saigon gốc lâu năm ở đây khẳng định.
Trước những năm 1960 thì nút giao này mới có 3 ngã nên được gọi là Ngã Ba Hàng Xanh. Cho đến đầu năm 1960 cầu Tân Cảng (nay là Cầu Sài Gòn) được xây dựng và tuyến đường Xa Lộ Biên Hòa (nay là Xa Lộ Hà Nội) kết nối với ngã tư thì nút giao này mới có tên là Ngã Tư Hàng Sanh.
Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ít người biết đây là một trong những nút giao đồng mức thuộc hàng hiện đại nhất Châu Á ngày ấy với hệ thống đè tín hiệu giao thông, phân luồng cùng giải phân cách hiện đại. Hệ thống cáp ngầm và dây điện được đi ngầm dưới lòng đất khiến bao người ngày nay phải trầm trồ thán phúc.
Nhờ Thơ Kiên Giang – Hả Huy khi đang theo học ở Sài Gòn những năm 1943 ông ở trọ ngay tại Hàng Sanh và có sáng bài thơ tên là “Nhạc Xe Bò” có đoạn:
Đêm xưa trăng mới đứng đầu
Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh
Nhạc xe bò rộn âm thanh
Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu
Bánh xe lốc cốc
Lên dốc đầu cầu
Trích lời bài thơ
Một số hình ảnh khác ở khu vực Hàng Xanh – Hàng Sanh trước năm 1975
Nguồn: NhacXua.vn
1- CHẢ CÓ GÌ là LY KỲ mà là TỐI KIẾN, nếu không tiện nói là NGU NGỐC khi LẤY CHỮ VÔ NGHĨA “HÀNG XANH”(Hàng cây xanh, Cửa hàng bán xanh, chảo, xoong, nồi,..” THAY CHO CHỮ “HÀNG SANH”(Hàng cây SANH, Họ nhà Đa, Si, loài cây TÔN NGHIÊM, thường được trồng ở những ĐỊA LINH).
2- Cần NÓI ĐẾN CÙNG để TpHCM “Trả lại TÊN CHO EM” để SÀI GÒN MÃI MÃI là LÒNG MẸ TRÔNG ĐỢI những ĐỨA CON XA hướng về Đất Mẹ, ĐIỀU MÀ DÂN TỘC TA ĐANG CẦN.
3- TẤT CẢ NHỮNG GÌ của QUÁ KHỨ ĐỀU ĐÁNG QUÝ nếu XÉT THEO ĐỦ MẶT.
4- Nhưng KHÔNG VÌ THẾ mà KHƯ ÔM GIỮ TẤT CẢ.
5- Hãy TÌM CÁCH LƯU GIỮ QUÁ KHỨ sao cho:
– Hậu thế BIẾT MÀ ĐƯA HIỆN TẠI ĐẾN TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
– KHÔNG CẢN TRỞ SỰ TIẾN LÊN
– LÀM ĐEP THÊM HIỆN TẠI
6- Giá như HỌA SĨ Bùi Chát DÙNG HỘI HỌA HIỆN ĐẠI, SIÊU HÌNH để LÀM SỐNG LẠI “NGÃ BA HÀNG SANH” này hay PHẦN NÀO ĐÓ của “HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG” xưa thì CÓ PHẢI DANH GIÁ cho anh không, chẳng ai NỠ LẤY CỦA ANH 25 triệu dù anh “TRIỂN LÃM VÔ PHÉP” và CÀNG CHẲNG CÓ AI DÁM ĐỐT TRANH của anh.
7- Đúng là: “Tại ANH- tại Ả- tại CẢ ĐÔI ĐƯỜNG”, CHỈ TỔ ĐỂ THẾ GIỚI CƯỜI CHO THỐI MŨI cả QUAN lẫn DÂN.