Ngắm nhìn vườn thượng uyển Sài Gòn xưa – Tao Đàn và con đường mang đầy dấu ấn – Trương Công Định (Phần đầu)

Đường Trương Định ngày nay, ban đầu vốn là hai đoạn đường tách biệt thuộc hai quận khác nhau: phần ở Quận 3 trước năm 1975 có tên là đường Đoàn Thị Điểm và trước năm 1954 là Larégnère; còn bên Quận 1 trước năm 1975 là đường Trương Công Định và trước năm 1954 mang tên là Amiral Roze. Tuy chiều dài khá hạn chế, chỉ hơn 2km nhưng đoạn đường này lại mang theo nhiều bản sắc riêng với nếp văn hóa dân cư đa dạng. 

Hình chụp qua tường rào Meyerkord BOQ, góc đường Nguyễn Du – Trương Công Định, nhìn thấy trụ cổng vườn Tao Đàn trên đường Nguyễn Du.

Meyerkord BOQ được xây dựng theo hình tam giác là nơi chứa các sĩ quan Hải quân và Quân đội Hoa Kỳ cũng như quân đội USO khi họ ở trong thị trấn. Nó có quán cà phê riêng, PX và trung tâm mua sắm ở tầng trệt.

Đoạn đường Trương Công Định giữa Vườn Tao Đàn

Đoạn đường Trương Công Định (thuộc phạm vi Quận 1), sau này sát nhập thêm đoạn đường Đoàn Thị Điểm ở Quận 3, đổi tên thành đường Trương Định.

Vườn Tao Đàn – Nguyên khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bồ-Rô.

Khuôn viên bên trong vườn Tao Đàn, hồ này có vòi nước phun

Vườn thượng uyển Tao Đàn – Đây được ví như một lá phổi xanh giữa lòng Thành phố đầy bê tông cốt thép, một trong những địa điểm có tính sinh thái mong manh còn được tạm giữ lại trong bối cảnh đô thị hóa ở Sài Gòn

Khuôn viên vườn Tao Đàn được trang bị thêm một số trò chơi dành cho trẻ em của Viện Dục nhi

Đoạn đường giữa công viên Tao Đàn mang tên Trương Công Định, sau này là đường Trương Định

Những ngôi mộ cổ trong Vườn Tao Đàn – Đầu là mộ ông Thượng, bởi vậy nên vườn hoa Tao Đàn dân gian có thời gọi là vườn Ông Thượng.

Đền thờ Ấn giáo đường Trương ng Định, Quận 1

Đền thờ Ấn giáo hay còn được người dần Sài Gòn gọi cái tên quen thuộc là “Chùa bà Ấn” – Đây là ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn. Tên gốc của ngôi đền này là Mariamman và đền thờ vị nữ thần Mariamman – tượng trưng cho mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui…

Ngôi đền được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX, tại thời điểm đó có những người Ấn Độ di cư sang việt Nam, họ sống tập trung ở khu vực gần đền và lập nên để phục vụ như cầu tôn giáo cùng tâm linh.

Lính Nhật chiếm đóng Sài Gòn thời Đệ nhị Thế chiến chụp ảnh dưới chân tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn

Tượng Gambetta trong khuôn viên của vườn Tao Đàn – Tên đầy đủ của ông là Léon Gambetta (1838 – 1882), là vị thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp giai đoạn 1881 – 1882

Theo bản đồ Sài Gòn năm 1947, tượng đài Gambetta được đặt giữa đường Trương Định đoạn qua Công viên Tao Đàn, ngã tư với đường nội bộ trong công viên giữa Cách Mạng Tháng Tám và Huyền Trân công Chúa hiện nay

Ban đầu tượng đài Gambetta đứng ở chỗ này, nơi ngã tư Thống Nhất-Pasteur, sau đó, đứng giữa đường cản trở giao thông quá, tượng của ông dọn về đây, trên nền Chợ Cũ. Khi trụ sở Kho Bạc được quyết định xây dựng trên khu đất Chợ cũ, tượng đài Gambetta lại phải dọn nhà lần nữa, về ngự tại giữa Công viên Maurice Long, tức vườn Tao Đàn sau này.

Tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn, gần phía sau sân banh Tao Đàn.

Khán đài Câu lạc bộ Thể Thao – ng viên Maurice Long (Vườn Tao Đàn)

Khuôn viên của vườn Tao Đàn

Sau khi khu vườn được xây dựng hoàn thành, thành phố còn cho xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc năm 1896, Hội Tam Điểm năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn năm 1902 gồm sân bóng đá, hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.

Những đứa trẻ đang tung tăng trên đường Trương ng Định chạy qua giữa Vườn Tao Đàn

Những đứa trẻ mang theo cặp sách giờ tan trường trên đường Trương Công Định (sau này là đường Trương Định) – Phía xa là cổng Vường Tao Đàn trên đường Nguyễn Du.

Vườn Tao Đàn năm 1963 – 1964, được chụp bởi Jack ‘CJ’ Waer. Năm 1926, ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi để giáo dục trẻ em. Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là “Vườn Tao Đàn”.

Sau năm 1975, Vườn Tao Đàn đổi tên là “Công viên Văn hoá Tao Đàn”, và có khu dành riêng cho trẻ em chơi. Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn cũng đổi tên là Câu lạc bộ Văn hóa, với một số cửa hàng buôn bán và Cung Văn hóa Lao động Thành phố

Vườn Tao Đàn – Nhìn về hướng Bộ Y Tế (ngã tư Lê văn Duyệt – Hồng Thập Tự). Bậc cấp bên phải của hình, ngày nay là cổng mới phía đường Hồng Thập Tự (sau này đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai)

Phía trước, ngày nay là cổng mới vào từ đường Nguyễn Thị Minh Khai (ngôi nhà mái ngói hình như vẫn còn , cạnh khách sạn Sài Gòn Star)

Đường Trương Công Định chạy giữa Công viên Tao Đàn năm 1964 – Những lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo dọc hai bên đường – Từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.

Xích lô từ lâu đã là phương tiện phổ biến của người dân Sài Gòn, nhưng đến hiện tại thì sự xuất hiện của loại hình phương tiện này đang giảm dần, nhiều nơi đã không còn nhìn thấy.

Cổng Vườn Tao Đàn năm 1965, ngã tư Nguyễn Du – Trương ng Định

Cổng vườn Tao Đàn – Góc dưới bên trái là trạm điện mà ngày nay vẫn còn ghi tên Hội Kỵ Mã.

Cổng Vườn Tao Đàn bên trái hướng đường Nguyễn Du

Vườn Tao Đàn hướng bên đường Nguyễn Du – Bên phải của hình là sân cỡi ngưa của Hội Kỵ Mã Tao Đàn, đây là một trong những hình ảnh hiếm hoi được nhắc lại Hội Kỵ Mã. Những năm sau 1975, nơi này trở thành một sân bóng đá nhỏ cho thiếu niên.

Đường Trương Công Định, gần chỗ xe hơi chạy ngoài đường hướng tay phải có phòng mạch của bác sĩ Vũ Hùng.

Đường Trương Công Định năm 1965, phía trước cư xá sĩ quan Mỹ Meyerkord BOQ

Đường Trương Công Định năm 1965, có sự xuất hiện của chiếc taxi “con cóc” – Cuối những năm 40 của thế kỳ XIX, hình ảnh chiếc taxi bắt đầu xuất hiện trên các nẻo đường Sài Gòn – Chợ Lớn và khoảng năm 50 thì người dân Sài Gòn đã dần quen với những chiếc xe này. Đến những năm thập niên 60 – 70 thì chiếc xe màu xanh dương và vàng kem tràn ngập trên đường phố Sài Gòn.

Giao thông trên đường Trương Công Định (sau này gộp với đường Đoàn Thị Điểm, đổi tên thành đường Trương Định)

Những đứa trẻ đang vô tư chơi đùa phía sau chiếc xe jeep của quân đội trên đường Trương Công Định

Xích lô máy trên đường Trương Công Định – Một loại hình phương tiện giao thông công cộng tương đối rẻ tại Sài Gòn xưa, là một hình ảnh đặc biệt khó quên trong lòng người dân Sài Gòn. Tuy nhiên, sau năm 1975 thì loại hình này dần biến mất như số phận của taxi “con cóc”.

Trẻ em trên đường Trương Công Định

Hình ảnh thiếu nữ vận tà áo dài ngồi trên chiếc xe đạp luôn là đẹp nhất trong mắt nhiều người.

Đường Trương Công Định, đi qua giữa Vườn Tao Đàn – Bên trái là cư xá Meyerkord BOQ

Phía bên trong của đền thờ Ấn Giáo nằm trên đường Trương Công Định – Ngôi đền được xây dựng vào năm 1885, nằm trong khu vực mà trước đây người Ấn tập trung buôn bán làm ăn sinh sống.

Cư xá Meyerkord BOQ nằm ngay góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du, nay là đoạn Trương Định – Nguyễn Du

Khách sạn Mai Loan ở góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh

Góc đường Trương Công Định – Lê Lai, bên trái là rạp Cinéma Long Thuận góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh

Tiệm Hồng Phát Thương Cuộc, góc đường Trương Công Định – Gia Long (sau này đổi tên thành đường Trương Định – Lý Tự Trọng)

Mặt tiền của Cư xá Meyerkord BOQ góc đường Trương Công Định – Nguyễn Du

Đường Trương Công Định năm 1966 – Ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia John Girardeau

Đường Trương Công Định, phía sau bên phải là công viên Tao Đàn

Viết một bình luận