Bộ ảnh hơn một thế kỷ – Tái hiện dấu xưa trên vùng đất “Tà Vang” (Phần đầu)

Trà Vinh chính là một địa phương có số lượng người đồng bào dân tộc Khmer đông nhất nước, chiếm 32% trên toàn quốc. Trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của vùng đất này thì cộng đồng người Khmer đã có những đóng góp vô cùng to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa. Ngay chính tên gọi “Trà Vang” lúc trước cũng mang theo nhiều màu sắc huyền thoại. 

Đại lộ khá nổi tiếng thuộc địa phận Trà Vinh.

Theo quyển sách “Monographie de la Province de Vinh Long, Tra Vinh” của hội nghiên cứu Đông Dương, xuất bản năm 1911 có lý giải về tên gọi “Trà Vinh” rằng: “Trà Vang là chữ đọc trại của từ Khmer “Prắc Prabăng”, nghĩa là “Ao Phật”, nằm ở làng Đôn Hóa, trong tổng Trà Phú, các tỉnh lỵ 6km. Cạnh ao này có một ngôi chùa được dựng lên để kỷ niệm một lễ lớn có từ ngày xưa. Tương truyền, có một vị vua Khmer bị đắm thuyền trên bờ địa hạt, và được cứu sống nhờ ơn của đức Phật. Vì không có chữ Hán nào phiên âm được hai từ trên, nên đã dùng chữ “Trà” thay cho chữ “Prắc” và chữ “Vang” thay cho chữ “Băng”, từ đó ra chữ “Ravang” (hay Trà Vang), về sau viết thành Trà Vinh”. 

Một con đường xưa rợp bóng cây của Trà Vinh trước đây.

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng: “Trà Vang xuất âm Khmer: “Préah Trapéang” nơi có nghĩa là tìm được tượng Phật bằng đá trong ao nước. Sự tích này không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt, dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt (phường 1, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tên vị sư cả đầu tiên: Trapéang, được Hán Việt hóa thành âm: “Trà Vang”, sau bị nói trại thành Trà Vinh”.

Bệnh viện Cazano, sau này năm 1996 được đổi tên thành bệnh viện đa khoa Trà Vinh

Tòa nhà chính của 1 bệnh viện ở Trà Vinh ngày xưa

Khu vực sân bên trong của 1 bệnh viện ở Trà Vinh ngày xưa

Một căn Bungalow biệt thự Trà Vinh trước đây

Ao Bà Om – Đây là một trong những di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn hóa – Du lịch công nhận  năm 1994. Nơi này đã từng là một vùng trù phú của người Khmer xưa, gần đó có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) cổ nhất Trà Vinh, vừa độc đáo vừa hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.

Kinh và xã Bàng Đa

Một con rạch ở Trà Vinh xưa do 1 người Pháp chụp lại.

Chợ Tiểu Cần – Trà Vinh

Một ngôi chùa ở Tiểu Cần – Tiểu Cần là một huyện nằm về phía tây tỉnh Trà Vinh, địa danh “Tiểu Cần” đã xuất hiện trong thời kỳ đầu khai phá miền đất này.

Lăng mộ một người Annam giàu có ở Cầu Ngang

Một trang trại ở Mặc Bắc

Nhà thờ Mặc Bắc ở Quốc lộ 60, Cầu Quan, Tiểu Cần, Trà Vinh – Đây là nhà thờ họ đạo Mặc Bắc, thuộc giáo phận Vĩnh Long và tên nhà thờ được đặt theo tên địa danh của một cái vàm sông Hậu. Nhà thờ Mặc Bắc là một trong những giáo xứ Công giáo lớn và cổ xưa của miền Tây Nam bộ, được xây dựng năm 1886 và khánh thành năm 1888. Đây chính là ngôi thánh đường lớn thứ hai Nam bộ thời đó, sau nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn).

Nhà Cha xứ nhà thờ Mặc Bắc

Trụ sở Hội đồng xã và một ngôi chùa Khmer

Cảnh quan quanh ấp Chà Và, xã Vĩnh Kim

Postcard về hình 1 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh xưa

Rạch Cần Chông ở quận Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

Hàng dừa ở hai bên đường ở Mặc Bắc

Bungalow ở Trà Vinh

Mộ một người Annam giàu có ở Cầu Ngang

Nhà cha sở nhà thờ Mặc Bắc

Trụ sở Hội đồng xã và một ngôi chùa ở Trà Vinh, khoảng thập niên 1910

Chợ Trà Vinh thập niên 1920

Cầu Cần Chông ở quận Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh thập niên 1920

Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Kim, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh – Điểm đặc biệt của nhà thờ này là có nữ tu viện.

Bệnh viện tỉnh Trà Vinh thập niên 1920

Một góc chụp khác của khu vực bệnh viện ở ảnh trên

Phòng bệnh nhân của bệnh viện Trà Vinh thập niên 1920

Trang thiết bị của khu vực phòng phẫu thuật

Nhà bảo sanh thập niên 1920

Phòng sanh của nhà Bảo sanh Trà Vinh – Đã có điện nhưng vẫn có một cây đèn dầu để đề phòng rủi ro mất điện bất ngờ.

Phòng phụ sản của nhà Bảo sanh Trà Vinh

Lăng mộ Ông Xuyên, một phú ông ở Cầu Ngang

Xây dựng tháp ở chùa Ham Rông

Kiến trúc một ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh xưa

Chùa Bodhisalaraja – Kompong (chùa Ông Mẹt) – Đây là một ngôi chùa rất cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay.

Chùa Khmer xưa ở Trà Vinh

Nhà thờ Mặc Bắc thập niên 1920

Bến tàu ở Trà Vinh thập niên 1920

Chợ Cầu Ngang – Trước đây, khu chợ này người người qua lại tấp nập

Chợ Cầu Ngang nhìn từ trên Cầu Ngang

Rạch Cần Chông ở quận Tiểu Cần – Trong tập sách Bản đồ Hành chánh Việt Nam của NXB Bản Đồ năm 2003 thì tên con rạch này là Rạch Cầu Chong (trang 65). Cũng tập bản đồ của NXB này tái bản năm 2005 thì tên rạch viết là Rạch Can Chồng (trang 72). Trên Bản đồ Đường sông Phía Nam do Bộ GTVT xuất bản thì viết là rạch Cần Chong. Trên báo chí và các trang web ngày nay con rạch này được gọi là Sông Cần Chông.

Cảnh đẹp như tranh vẽ ở Trà Vinh thập niên 1920

Chợ xưa Trà Vinh

Trường nam sinh ở Trà Vinh thập niên 1920

Trường nữ sinh Trà Vinh thập niên 1920

Viết một bình luận