Chuyện đám cưới thời bao cấp – Có người mang phích, người tằng nồi, chén, hộp,…để trên một chiếc bàn to bên mép sân khấu

Đám cưới thời bao cấp luôn có chung một quan niệm là “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Câu trích dẫn ấy sẽ được đặt bên trên, phía dưới là tên của đôi trẻ và đôi chim bồ câu cùng chữ Song Hỷ được viết bằng tiếng Hán.

Vào khoảng thời gian cuối năm cũ đầu năm mới là mùa cưới của nhiều cặp đôi. Dù khí hậu khác nhau nhưng miền Bắc và miền Nam vẫn tổ chức đám cưới vào mùa này. Đám cưới hiện nay được tổ chức hoành tráng, hiện đại và đắt tiền hơn. Đám cưới được tổ chức với nhiều tiết mục, cô dâu chú rể diện trang phục sang trọng và đãi trong các nhà hàng sang trọng. Hình cưới được đầu tư công phu và hơn xa so với đám cưới thời bao cấp.

Nếu đã dự đám cưới giản dị, đơn sơ tại miền Bắc thời bao cấp chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được. Những gì chất phát, hồn nhiên đậm tình người được lưu giữ sâu nhất trong miền ký ức của nhiều người.

Vào những năm 60, 80 của miền Bắc, cнιếɴ тʀᴀɴн kéo dài, trai tráng đều ra trận. Tại đồng ruộng bấy giờ chỉ còn đàn bà tay chân yếu đuối và những người đàn ông sức khỏe không tốt. Đến năm 1975, đất nước hòa bình. Những gì còn sót lại sau cơn mưa вσм chính là lũ dữ, cấm vận, thiếu cơm ăn, áo mặc….nên đám cưới cũng không giống bình thường. Ngày vui nhất trong đời chính là ăn ngon hơn ngày thường một chút.

Đám cưới tại quê như bao vùng quê khác. Sau khi được bố mẹ hai bên chấp thuận sẽ bắt đầu chuẩn bị đám cưới. Việc đầu tiên là thông báo giờ cho dòng họ, bạn bè. Thời bấy giờ chỉ đơn giản là mời bằng miệng. Sau đó cả nhà tập trung vào phần chuẩn bị tổ chức.

Hầu hết các đám cưới đều có sự tham gia của đoàn thành niên. Xã đoàn hoặc chi đoàn sẽ cử người đến dựng rạp, bàn ghế, trang trí, đun nước….Và tất nhiên sẽ không thể thiếu câu khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Bên dưới khẩu hiệu là tên của cô dâu, chú rể, đôi chim bồ câu và chữ Song Hỷ.

Chi đoàn cũng chọn người hoạt ngôn lên dẫn chương trình của đám cưới mà giờ gọi là MC. MC đều giống nhau, tuyên bố ngày lành, cho phép hai bên tiến lên, chúc phúc và mười ba mẹ hai bên chứng kiến. Sau đó bí thư đoàn sẽ phát biểu ý kiến và nhắc nhở nhiệm vụ cùng nhau xây dựng đất nước.

Đám cưới chính là sẽ có đón dâu. Đón dâu bấy giờ cùng không bày vẻ mà đơn giản là nhà trai cùng chú rể sẽ sang nhà gái. Sau khi rước về nhà trai cũng vậy, người ta đi bộ và trò chuyện đám cưới. Nếu khác xã khác huyện thì họ sẽ dùng xe đạp đèo nhau đi đón dâu, cảnh tượng thật sự rất đẹp.

Hầu hết các đám cưới đều đãi tiệc ngọt, tức là không có những món ăn mặn như bây giờ. Tiệc bao gồm hạt dưa, kẹo, nước trà, thuốc lá,…Bánh kẹo không nhiều, chỉ gồm vài hộp bánh quy, bánh phong, kéo cứng. Thuốc lá thì là những hiệu thuốc đơn giản hoặc thuốc tự cuốn.

Những người làm nhiệm vụ tiếp khách là khổ nhất. Chỉ là nước chè nên cứ chạy đi pha nước rồi châm nước thật sự không kịp. Ngày ấy nhà giàu lắm mới có chè Móc Câu hoặc chè Thái Nguyên. Những gia đình thiếu thốn chỉ uống chè do hợp tác xã phân phối.

Những nhà có điều kiện thì sau khi đãi tiệc ngọt họ sẽ dọn vài mâm mặn để đãi hai họ. Bữa ăn ngon hơn ngày thường, sẽ có gà luộc, măng, miến, giò, bí xào,…Họ ăn uống vui vẻ chứ không quan trọng vấn đề món này món khác. Do hoàn cảnh thiếu thốn nên họ dễ mở lòng chia sẻ cho nhau.

Trang phục cô dâu chú rể chính là những bộ đồ lành lặn, mới nhất của mình mà mặc. Bởi thời này vải được mua bằng tem, mỗi người một năm chỉ gồm 3,6m vải, đủ một bộ quần áo. Nam nữ đều mặc quần tây, quần lụa áo sơ mi nếu thời tiết lạnh thì sẽ khoác thêm áo bông bên ngoài. Nhiều anh bộ đội để nguyên binh phục giản dị mà đón nàng về dinh.

Thanh niên nông thôn chỉ có dép nhựa hoặc sang tí là Tiền Phong trắng, dép Dân Sinh, dép cao su,…để mang làm đám cưới. Ai cũng muốn có trang phục đẹp nhất ngày cưới nhưng thiếu thốn họ lại biến tất cả thành niềm vui. Có chú rể mang đôi dép lê sắp đứt để tiếp khách, mắc cỡ đến đỏ mặt.

Gia đình nhà gái cũng không thách cưới nhà trai, không đòi hỏi gì nhiều. Chỉ cần bên ấy có gì thì cho con mình thứ ấy, không cần vàng bạc. Khách dự đám cưới cũng không cần tiền mừng mà mang đến tặng những gì nhà mình có. Có người mang phích, người tằng nồi, chén, hộp,…để trên một chiếc bàn to bên mép sân khấu.

Bọn con nít ngày ấy rất thích đến đám cưới. Vừa được xem hát hò vừa được ăn kẹo bánh miễn phí. Cái thời thiếu thốn nên một tí kẹo, một tí bánh cũng đủ làm vui lòng những đứa trẻ.

Thời chiến, có những anh nhập ngũ nên đã đám cưới với người yêu mới ra trận. Họ chỉ kịp ở cùng vợ vài ngày rồi ra chiến trường. Những người ra đi may mắn là vợ đã mang thai nên khi về là thấy con lớn. Những người chưa kịp có con để vợ cô đơn chờ đợi. Rồi có những người cứ như vậy mà ra đi không có ngày trở về.

Bấm vào hình trên để xem đám cưới vào thuở 8x 9x.

Viết một bình luận