Hình ảnh Tết cổ truyền Việt Nam cách đây 100 năm về trước: Đón tết nay….nhớ tết xưa

Đã chảy trong mình dòng máu của người Việt Nam thì dù nghèo khó hay giàu sang, dù đang trong nước hay nước ngoài, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về sẽ đều không khỏi tâm trạng nhớ nhung về đất nước, về quê hương, về gia đình. Những ký ức về không khí Tết xưa như sống lại trong tâm hồn, Tết của một thời đã qua…..

Chắc là gần một thế kỷ, cái thời mà đất nước ta vẫn còn khó khăn, cái ăn cái mặc vẫn còn thiếu thốn nhưng cứ mỗi khi Tết về thì lại nôn nao và nhộn nhịp. Trong xóm ngoài làng, người người, nhà nhà đều lo chuẩn bị đón tết bằng cách quét tước, dọn dẹp, mua sắm, trang trí nhà cửa,…Nhà nào có điều kiện hơn thì gọi người quét vôi nhà mới, sáng sủa để đón chào năm mới….

Các cháu chúc tết ông vào dịp tết, tại một gia đình khá giả ở làng Xa La, tỉnh Hà Đông, thập niên 1920. Nay thuộc quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Hà Đông thập niên 1920 – Các con chúc tết cha vào dịp Tết

Hà Nội thập niên 1920 – Một gia đình giàu có tụ tập trong vườn nhà mình vào dịp Tết

Hà Nội thập niên 1920 – Bức ảnh gia đình của một gia đình nhà giàu có, được ghi nhận ở khu vườn trong nhà.

Hà Nội thập niên 1920 – Người bán hoa giấy trên phố Hàng Bạc, gần ngày Tết.

Tết Hà Nội, thập niên 1920 – Người bán hoa thủy tiên ở chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân ngày 30 Tết, thập niên 1920. Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long năm 1804 (mùa hạ Giáp Tý), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều Nguyễn đã cho xây dựng một khu chợ ở cửa chính đông, mà ngày nay gọi là chợ Đồng Xuân.

Khu vực chợ Đồng Xuân – Là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam; là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có Quán Huyền Thiên – sau đổi thành Chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua . Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân – Bắc Qua. Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946.

Góc chụp khác của chợ Đồng Xuân dịp Tết thập niên 1920 – Khu chợ này từng xảy ra một trận hỏa hoạn lớn, lửa thiêu gần như trụi toàn bộ những gian hàng vào năm 1994. Đây được cho là vụ cháy lớn nhất tại Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân là khu chợ dành cho đầu mối, bán sỉ cho người buôn bán. Dù vậy thì vẫn có những nơi bán lẻ hàng cho khách cá nhân. Bên trong khu chợ được chia làm 3 tầng chủ yếu: Tầng trệt – chủ yếu là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp sạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio…nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tầng 2 – Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa,…. Tầng 3 – chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh…. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Hàng thực phẩm và ăn uống chủ yếu bán ở chợ Bắc Qua. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.

Ông đồ bán câu đối tết ở chợ Đồng Xuân, thập niên 1920

Bán cành đào ngày 30 Tết ở chợ Đồng Xuân

Bán cành đào ngày 30 Tết ở chợ Đồng Xuân

Tết ở Hà Nội thập niên 1920 – Người bán lá dong gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân

Người bán tranh trưng tết năm 1928

Cửa hàng trang trí bong bóng mừng Tết năm 1928

Tết Mậu Thìn 1928 – Ngã tư Phố Hàng Đào (có đường rầy xe điện) và phố Hàng Buồm

Cùng khu phố với bức hình trên nhưng người chụp thay đổi góc

Những quầy bán chuối chưng Tết phía trước chợ Đồng Xuân

Thầy đồ cho chữ đỏ ngày Tết năm 1929

Khu chợ tự phát bán lá chuối gói bánh chưng

Chợ Cửa Nam – Hà Nội năm 1929

Những bán hàng mã để cúng kiến tổ tiên

Người bán hoa thủy tiên ở chợ Đồng Xuân Hà Nội, tết năm 1929

Các văn công làm câu đối bằng chữ Hán

Bán lá dong gói bánh chưng ở chợ Đồng Xuân (tháng 2/1929)

Lá dong thường được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh giày, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hay dung dịch 30% đường. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.

Chợ Đồng Xuân Tết Kỷ Tỵ tháng 2 năm 1929

Hà Nội năm 1930 – Những người buôn bán pháo (tháng 2 năm 1930)

Lửa Bengal, còn được gọi là pháo sáng, là một thiết bị bắn pháo hoa được tạo thành từ một tấm bìa cứng hoặc ống kim loại chứa đầy thành phần pháo hoa màu có đặc tính đốt cháy. Ngọn lửa do đèn Bengal phát ra có thể có nhiều màu sắc khác nhau nhưng thường có màu đỏ. Ánh sáng được tạo ra rất mạnh, đó là lý do tại sao pháo hoa thường che khuất ngọn lửa khỏi mắt công chúng. Công dụng của chúng trên hết là bắn pháo hoa và dùng để chiếu sáng, chiếu sáng một tòa nhà, một địa điểm, một tượng đài trong các buổi trình diễn pháo hoa. Hiệu ứng tạo ra bằng cách nhóm các đèn Bengal cùng màu lại với nhau được gọi là ánh sáng chói. Họ thường đi cùng với pháo hoa. Nói chung, ngọn lửa được tạo ra có thời gian từ 1 đến 5 phút.

Những người buôn bán rối ở Hà Nội năm 1934. Thương nhân người An Nam hoặc người Hoa. Bảng những hình ảnh Trung Quốc được bày bán trên đường phố đặc biệt là trong dịp Tết (Tết của người An Nam và Trung Quốc). Ở phía sau, một cửa hàng bán dép gỗ An Nam, họ cũng bán thắt lưng, v.v.

Sài Gòn thập niên 1940 – Chuẩn bị cho Tết: một con kỳ lân

Biểu diễn lân may mắn ở giữa đường phố đều cầu mong một năm vui vẻ và sum vầy

Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông,…

Lễ hội Tết tại Phủ Tổng thống vào ngày 10 tháng 2 năm 1948. Một biệt đội của C.R.C. trao tặng vũ khí khi Tướng de Latour đến thăm Việt Nam

Lễ hội Tết tại dinh Thủ tướng vào ngày 10 tháng 2 năm 1948. Các quan chức Việt và Pháp nghiêng mình trước bàn thờ Tổ quốc.

Lễ hội Tết tại dinh thủ tướng vào ngày 10 tháng 2 năm 1948. Tướng Boyer de Latour tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Kỳ (2/1948 – 9/1949) đọc diễn từ. Bên trái hình là thủ tướng Nguyễn Văn Xuân.

Lễ hội Tết tại dinh Thủ tướng vào ngày 10 tháng 2 năm 1948. Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đọc đáp từ.

Hội chợ Tết tại Phủ Chủ tịch ngày 10 tháng 2 năm 1948 – Người đứng bên phải cậu bé là Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân – Người đeo cà vạt đen đứng phía sau cậu bé là ông Trần Văn Hữu, Phó thủ tướng

Buổi trình diễn đấu võ, múa lân,…trước dinh Tổng Thống năm 1948

Màn biểu diễn sức mạnh của một vận động viên Trung Quốc.

Màn múa lân trước đại điện.

Một con kỳ lân leo lên đỉnh cột điện.

Múa lân – sư – rồng ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, điệu múa được thực hiện chủ yếu tại các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, cũng như trong các dịp khác như khai trương một doanh nghiệp mới, sinh nhật và đám cưới. Điệu nhảy thường đi kèm với các võ sĩ và nhào lộn.

Ngày Tết giới trẻ đi xem phim hoặc xem cải lương ở Rạp Nguyễn Văn Hảo trên đại lộ Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo, Sài Gòn) năm 1949

1 bình luận về “Hình ảnh Tết cổ truyền Việt Nam cách đây 100 năm về trước: Đón tết nay….nhớ tết xưa”

Viết một bình luận