Lắng đọng cùng chùm ảnh đẹp về Bến Lức để hiểu và thêm yêu một Long An rất đỗi quen thuộc

Bến Lức là một huyện thuộc tỉnh Long An – Nằm phía đông bắc của tỉnh Long An, là cửa ngõ phía bắc của miền Tây Nam Bộ, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An 15 km về hướng đông bắc, có vị trí địa lý: 

  • Phía bắc giáp các huyện Đức Hoà, Đức Huệ
  • Phía đông giáp huyện Bình Chánh
  • Phía nam giáp các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ
  • Phía tây giáp huyện Thủ Thừa
Cảnh người dân đang chuẩn bị lên môt chuyến xe đò…

Huyện Bến Lức là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của thành phố, và Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi qua huyện Bến Lức, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên Thành phố và ngược lại.

Khung cảnh quán nước bình dân ở Bến Lức năm 1967 – 1968. Hình ảnh áo bà ba khăn rằn đã trở thành biểu tượng của người dân Bến Lức nói riêng và người Nam Bộ nói chung.

Bàn về cái tên của Bến Lức thì theo quyển sách “Đại Nam quốc âm tự vị” của năm 1895 của tác giả Huỳnh Tịnh Của có lý giải rằng: “Lứt là thứ cây lá nhỏ, hay mọc mé biển”. Còn trong cuốn sách “Dictinaire Annamite Francais” năm 1898 của tác giả Génibrel lại định nghĩa rằng: “Lứt” là tên một loại cây có lá ăn được, thuộc họ cúc, trong cách gọi dân dã của người dân Nam Bộ thì là lứt dây, mọc dọc ở ven biển trên các bờ kênh rạch truông gai, cửa sông, từ Nghệ An đổ vào các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Thứ hai là loại dây lứt thuộc họ cỏ roi ngựa, mọc hoang rải rác ở những bãi cỏ ven đường, ven bờ đê, bờ ruộng, bìa rừng….Nhưng do cách phát âm không chuẩn của người Nam Bộ nên từ chữ “t” thành chữ “c”, dẫn đến viết sai từ “Bến Lứt” thành “Bến Lức”. Hiện nay, Bến Lức trở thành tên của một huyện thuộc địa phận tỉnh Long An, giáp với Sài Gòn. 

Người dân sinh hoạt ở Bến Lức năm 1967 – 1968

Nữ sinh áo dài trắng trên quốc lộ 4 Bến Lức

Một góc phố ở Bến Lức

Bày bán hàng hóa trước nhà ở Bến Lức

Hai anh em cõng nhau trước cổng nhà

Những chú bò được thả rong ở Bến Lức

Khung cảnh làng quê ven sông ở Bến Lức

Sông nước Bến Lức

Những mái nhà lá trước một cánh đồng trống

Đồng ruộng sau mùa gặt, người ta đi lại trên cánh đồng tạo thành đường mòn…

Nhà cửa ở vùng nông thôn Bến Lức được xây dựng xa xa, phần lớn chỉ nhìn thấy những khoảng trống của cánh đồng lúa

Vùng nông thôn, ít nhà nhưng nhiều cây cối, chủ yếu là dừa

Cột điện ở Bến Lức

Radar phản pháo kích

Không ảnh khu vực nông thôn ở Bến Lức

Không ảnh Quốc lộ 4 – Bến Lức năm 1967 – 1968

Không ảnh Bến Lức

Quốc lộ 4 – Không ảnh chụp khu vực Bến Lức năm 1967 – 1968

Cô gái trong tà áo dài trắng truyền thống và lái xe gắn máy -Vào những năm đầu thập niên 1960 thì hình ảnh nữ sinh trong tà áo ngồi trên chiếc xe Velo Solex đen bóng vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên cảu một thế hệ thanh niên thời đó. Dòng xe này là biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinh chạy xe này đều thuộc gia đình khá giả. Nói chung, dòng xe này thể hiện sự duyên dáng – phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Những chiếc “taxi” – xích lô máy trên đường phố Bến Lức

Trường tư thục Đạt Đức – Trường do ông Phan Thuyết xây dựng vào năm 1959 và ông cũng là người hiệu trưởng đầu tiên của trường, nay là Trường THCS Châu Văn Liêm.

Những gánh hàng ăn vặt đường phố

Biển báo chỉ đường, hướng rẽ Bến Lức trên đường Quốc lộ 4

Chiếc xe Co. D709 đã đậu trên đường Quốc lộ 4, thuộc khu vực Bến Lức

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài đầy thướt tha và duyên dáng

Một cụ ông mặc áo bà ba đen, trên đầu là chiếc rằn quen thuộc

Chợ Bến Lức tháng 11 năm 1967

Một góc bán hàng trong chợ Bến Lức

Cảnh tan trường của những cô cậu học trò…

Con trâu đi trước cái cày theo sau….Người nông dân đang chuẩn bị cho mùa vụ mới

Giáo viên của một trường học làng ở Bến Lức

Những người đàn ông đang đi dạo trước chiếc xe tăng số hiệu Co. D 709

Một trường tiểu học ở Bến Lức

Cảnh ngư dân đánh bắt cá

Viết một bình luận