Cần Thơ với những bức ảnh xưa, làm xao xuyến tim bạn đọc (Phần 1)

Vùng đất Cần Thơ đã được khai phá và xuất hiện trên bản đồ Việt Nam với tên gọi trấn Giang năm 1739. Trải qua không biết bao là thăng trầm cùng những biến cố lịch sử mà vùng đất Trấn Giang xưa đã mang trong mình cái tên Cần Thơ như ngày nay.

Dưới thời nhà Nguyễn, Cần Thơ chỉ là một vùng đất cũ thuộc tỉnh An Giang. Nhưng đến thời Pháp thuộc thì đã được tách ra tạo thành một tỉnh riêng biệt, nơi đây từng một thời được mệnh danh là Tây Đô – trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến thời VNCH, chính quyền quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Việt Nam lại không công nhận tên gọi Phong Dinh, mà vẫn giữ nguyên cách gọi cũ tỉnh Cần Thơ. Và trong giai đoạn 1956 – 1969, chính quyền Cách mạng vẫn duy trì thị xã Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ để thành lập ra tỉnh Hậu Giang, trong đó tỉnh lỵ sẽ được đặt tại thành phố Cần Thơ. Phải đến tận năm 1991, chính quyền mới lần nữa đưa ra quyết định để chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, cũng từ đây tỉnh Cần Thơ mới được tái lập và đi vào hoạt động trở lại, thành phố Cần Thơ cũng trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Cần Thơ. Tuy vậy thì đến 26/11/2003, sau khi thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 thì Quốc hội vẫn tiến hành chia lại địa giới của một số tỉnh, trong đó, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Tòa Hành Chánh tỉnh Phong Dinh (nay là Cần Thơ)

Đường Nguyễn Trãi đoạn gần Tòa Giám Mục Cần Thơ.

Chùa Tàu Cần Thơ

Ngã tư Phan đình Phùng và Ngô Quyền, ngôi nhà bên phải là Ty Bưu điện Cần Thơ – Nhà mái cạnh Bưu điện là Trung tâm Văn Hóa Mỹ (USIS)

Chợ Cần Thơ dọc Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều – Chỗ chú bé đứng là hệ thống ống nước của nhà máy nước đá BGI.

Sông và chợ Cần Thơ

Sông và chợ Cần Thơ

Đây là khúc chợ gần Đài Chiến Sỹ, gần đài truyền hình.

Chợ Cần Thơ

Đường Nguyễn Trãi dốc cầu Cai khế

Cảnh đánh cá của người dân trên sông Cần Thơ

Đường làng ở Cần Thơ

Đường Nguyễn Trãi hướng lên cầu Cái Khế. Hình này có thể chụp độ 2 giờ chiều, bên phải là hãng bia con cọp.

Happy Hotel năm 1968 (sau này đổi tên thành Khách Sạn Phan Thành)

Bùng binh trước dinh Tỉnh Trưởng được chụp vào khoảng 7 đến 8 giờ sáng. Góc chụp từ hướng Tòa Hành Chánh.

Công Trường Độc Lập năm 1968 – Bồn phun nước trước Toà tỉnh trưởng Cần Thơ biến thành lô cốt sau tổng tấn công Tết Mậu Thân

 

Chợ Cần Thơ năm 1968

Trường Trung Học Phan Thanh Giản năm 1967

Bến Ninh Kiều, Cần Thơ năm 1968 – Trạm xe đò đi Cà Mau. Đi xe đò này ngày xưa khổ nhất là phải ngồi băng cuối cùng, gặp đường đầy ổ gà nó xóc cho mệt nghỉ. Còn gặp đường đất chưa tráng nhựa là hứng thêm hết bụi tung lên từ bánh trước do cửa sau lúc nào cũng mở toang.

Xe máy kéo – Biểu tượng độc nhất ở Nam Kỳ

Ty Thông Tin tỉnh Cần Thơ năm 1970 – Các mẫu ma tuý và dụng cụ sử dụng trái phép bị thu giữ được gửi từ Châu Đốc và 15 tỉnh Đồng bằng khác đến thủ phủ khu vực Cần Thơ, nơi chúng được trưng bày công khai tại trụ sở Sở Thông tin Việt Nam.

Corps Headquarters – Trại Lê Lợi ở Cần Thơ

Cần Thơ, nhiều người thực sự sống trên những con thuyền tam bản này

Bến Ninh Kiều

Ghe thuyền cập bến Ninh Kiều ở Cần Thơ

Xe lôi máy Cần Thơ – Đây vốn là đặc sản riêng của người miền Tây, khởi nguồn từ chiếc xe lôi bộ có người kéo, phát triển thành xe lôi đạp, sau cùng là xe lôi máy.

Cộng đoàn Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Cần Thơ – Ảnh chụp năm 1968 bởi Allan Sather

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ

Nơi này bây giờ Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ

Bến ghe và chợ cá Cần Thơ. Hàng cây là chỗ bến Ninh Kiều ngày nay.

Khách sạn Trung tâm góc Phan Đình Phùng – Nguyễn Thái Học

Rạp chiếu bóng Cần Thơ

Bản đồ Thành phố Cần Thơ năm 1930

Bến Ninh Kiều năm 1970 – Công viên Bến Ninh Kiều, vị trí đối diện chùa Tàu.

Sau này là Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ

Công trường Độc Lập – Bồn phun nước đầu Đại lộ Hòa Bình phía trước Tòa Hành Chính

Ngôi chùa Cần Thơ

Chùa Tàu

Bến Ninh Kiều – Chợ Cần Thơ năm 1959

Ông thợ nhổ răng bán thuốc dạo trong lúc chưa có khách đang sửa chữa một chiếc ghế

Không ảnh năm 1965 và Bản đồ năm 1970 – Trong không ảnh, nhà mái ngói nhô ra sông (rạch Cần Thơ) là chợ Cần Thơ.

Bến xe Chợ Mới năm 1965

Đông Dương – Nam Kỳ thập niên 1930 – Một lớp học ở Cần Thơ

Khu phố Chợ Cần Thơ năm 1969

Cô gái trẻ trên thuyền tam bản năm 1966

Chiếc ghe đưa người sang sông năm 1966

Người phụ nữ gánh nước sông

Chợ Cần Thơ năm 1966

Nền kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thịnh vượng nhờ hệ thống vận chuyển trên sông rạch vào năm 1966. Một số trong rất nhiều những thuyền bè này đang neo đậu tại Cần Thơ.

Viết một bình luận