Hình ảnh Cầu Xóm Chỉ cạnh Kênh Tàu Hủ – Bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa

Bộ hình ảnh đẹp và kỷ niệm cho ai từng sống ở Cầu Xóm Chỉ cạnh Kênh Tàu Hủ – Bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa.

Sài gòn ,Chợ lớn xưa là vùng đất đầm lầy , trũng nước giao thông chủ yếu bằng đường thủy, quá trình phát triển thuở ban đầu những kinh rạch được đào để thuyền bè qua lại thuận lợi giao thông trong vận chuyển hàng hóa, vào năm 1859 khi Pháp t.ấn cô.ng Sài Gòn, tàu ch.iến Jaccaréo của Pháp đã b.ỏ neo trên Kênh Tàu Hủ, án ngữ con kênh ngay khoảng đầu đường Tản Đà, tức là ngay vị trí cầu Xóm Chỉ này, về sau để kỷ niệm sự kiện này, người Pháp đã đặt tên con đường này là đại lộ Jaccaréo, tức là đường Tản Đà ngày nay, bây giờ nó chỉ còn là một con đường nhỏ, ít người biết đến, những tấm hình dưới là đường Jaccareo từ phía kinh Tàu Hủ nhìn vào, có thể người chụp hình đã đứng chụp từ trên đầu cầu Xóm Chỉ, cuối con đường này là Tòa hành chánh thành phố Chợ Lớn ,sau này là khu vực trường Đại học Y Khoa Sài Gòn, trong những tấm hình dưới đây có một ngôi nhà vẫn còn hiện diện hơn 100 năm nằm đối diện cây cầu.

Theo sử sách năm xưa, tại cầu Xóm Chỉ và Rạch Chợ Lớn chứng kiến hai tr.ận chi.ến tra.nh:

1 – Thời Nguyễn Ánh, binh Tây Sơn tà.n s.át người Hoa Kiều nơi chỗ gọi “Thầy Ngôồn” (Đề Ngạn), trong ba tháng “không ai dám rớ tới miếng cá miếng tôm” (1782).

2 – Thời Pháp chi.ếm Sài Gòn, th.ủy quân Pháp dùng kh.inh ph.áo hạm Jaccaréo án ngữ trên Kinh Chợ Lớn, đậu tại đầu đường Tản Đà (vì thế họ đặt tên đường ấy trước kia là đường Jaccaréo), còn một chiếc khác họ đậu tại sông Rạch Cát để bao vây Đồn Cây Mai của Nguyễn Tri Phương, con Kinh Chợ Lớn thường nổi cồn cát cản trở sự thông thương và phải được vét hoài mới dùng thuận tiện.

Dọc theo kinh Chợ Lớn có nhiều cầu cao cẳ.ng, đặc biệt của xứ Chợ Lớn, vì cầu rất cao có bực thang bộ hành lên xuống dễ dàng, xe đạp dắt tay hoặc khiêng vai qua lại không khó, nhưng bất tiện là xe cộ chạy qua không được, cầu nầy cốt ý làm ra để giúp người hai bên cầu qua lại bằng chơn khỏi đi đò đi ghe lâu lắc, duy xe cộ phải chạy vòng ngã khác, còn đường nước vẫn lưu thông, ghe chài và tàu có thể chun qua lòn lại không trở ngại lắm.

Kể sơ là:

1.- Cầu Xóm Chỉ, ngay con đường Tản Đà;

2.- Cầu Chợ Lớn, trở vô Chợ Lớn cũ;

3.- Cầu Chà Và, gọi làm vậy vì xưa đây là Phố Chà bán vải;

4.- Cầu Xóm Củi;

5.- Cầu Ông Lớn (vì xưa dân không dám gọi tên Đỗ Hữu Phương)

6.- Cầu Bót Bình Tây qua Bình Đông.

7.- Cầu Ba Cẳng trổ ra đường Cambodge và Yunnan.

8.- Cầu có bực thang trổ ra đường xuống đường Gò Công.

9.- Cầu Palikao, (gần đây có nhà giàu bực thứ tư là Hộ Định).

Dọc hai bên bờ kinh, có nhiều nhà máy xay gạo như hiệu Nam Long, hiệu Kiến Phong, là danh tiếng nhứt, đều của Hoa Kiều và nhiều chành lúa gạo dựng san s.át kế liền nhau từ Bình Tây đến Bình Đông. Hãng rượu Bình Tây cũng ở về hữu ngạn Kinh Chợ Lớn nầy. Những cầu bắc ngang Kinh Chợ Lớn kể từ Chợ Lớn Cũ trở vô Bình Đông thì có Cầu Chà Và dùng để đi qua Xóm Củi, Cầu Bót Bình Tây và Cầu Hãng Rượu. Cầu Bót Bình Tây và Cầu Hãng Rượu là loại cầu có mang cá, xe cộ muốn qua phải theo hai mang cá tả hữu leo lên.

Hai dãy nhà máy nầy được một thời thạnh vượng. Qua đời Nhựt Bổn chi.ếm Sài Gòn các nhà máy nầy bị Nhựt trưng dụng về qu.ân sự, trở nên những đích cho máy bay Đồng Minh d.ội b.om. Năm 1945, có một tr.ận bo.m d.ội xuống trúng nhằm nhà máy Nam Long, khiến thường dân ch.ết rất nhiều.

Còn giữa khoảng Rạch Lò Gốm và Kinh Chợ Lớn, có kinh gọi Kinh Hàng Bàng nối liền hai đường thủy nầy do khúc kinh đường Vân Nam hiệp thành một ngã ba và nơi đây có cây Cầu Ba Ngã. Cầu nầy nguyên khi xưa làm bằng sắt lót ván, vì một cuộc h.ỏa ho.ạn xảy ra ở đường Gia Long (nay là đường Trịnh Hoài Đức), thiên hạ bu đông trên cầu để đứng xem, dồn dập quá sức ch.ịu đự.ng, nên cầu s.ập. Sau nầy xây lại cầu đúc sạn cốt sắt và đặt tên là Cầu Ba Cẳng.

Dọc kinh đường Vân Nam đến Cầu Ba Cẳng, trước mặt hãng xà bông Trương Văn Bền, nay đã lấp bằng. Chỉ còn khoảng từ Cầu chạy ra tới Kinh Chợ Lớn là có nước chảy.

Sài Gòn Xưa

Viết một bình luận