Ngắm nhìn Sài Gòn vào năm 1965 qua bộ ảnh tuyệt đẹp của Bud Gross, Jr. – Phần 1

Vào khoảng những thập niên 60 của thế kỷ trước, Sài Gòn có nhiều sự biến động cả về chính trị lẫn kinh tế. Tuy nhiên ở đâu đó vẫn có những hình ảnh về một thành phố hoa lệ và xinh đẹp. Hãy cùng tôi tìm hiểu về một Sài Gòn mến yêu qua loạt ảnh được ghi lại bởi một người ngoại quốc tên Bud Gross, Jr. Qua những hình ảnh ấy, chúng ta sẽ thêm yêu thương thành phố này.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Có thông tin nói rằng địa danh Hạnh Thông Tây thực chất có âm gốc là “Hanh Thông” mới đúng. Nhưng cũng do cách đọc bị thay đổi theo thời gian nên người ta gọi địa danh này là Hạnh Thông Tây. Trong bản đồ tỉnh Gia Định xưa, nơi đây được ghi là “Hanh Thông Xã”.

Ngã tư Hàng Xanh có tên gọi đúng là ngã tư Hàng Sanh

Có nghiên cứu cho rằng “Ngã tư Hàng Xanh” tên chính xác phải là “Ngã tư Hàng Sanh” vì trước kia quanh khu vực này từ đường Bạch Đằng đến đoạn ngã tư có trồng nhiều cây sanh. Đó là loại cây thuộc họ Dâu tằm và ngày nay thường được người ta trồng làm cảnh. Tuy nhiên vì phát âm “s” và “x” trong Nam Bộ tương đối giống nhau nên người ta gọi đây là “Ngã tư Hàng Xanh” và hầu như ai cũng quen thuộc với cái tên này.

Nhà hàng và Phòng trà Hòa Bình trước ga xe lửa Sài Gòn
Những cô gái mặc áo dài rảo bước trên đường
Xe lam chở nhiều người đi trên đường

Nha Truyền Tin
Ngã tư Phan Thanh Giản – Hai Bà Trưng – bên trái là tường rào nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
Ngã tư Hai Bà Trưng – Phan Thanh Giản – Tường rào Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
Ngã 4 Công Lý – Phan Đình Phùng. Góc bên trái là khu nhà kho của Mỹ, sau này là Siêu thị Co.op mart Nguyễn Đình Chiểu
Một tiệm nước giải khát có bán bia 33
Lề đường Nguyễn Tri Phương, đối diện CHOLON PX
Hình chụp trên đường Pasteur, căи villa có để bảng bán than đá quả bàng Nông Sơn
Một người phụ nữ gánh hàng rong trên đường
Đường Nguyễn Tri Phương – Ngã sáu Minh Mạng – Trần Hoàng Quân – Nguyễn Tri Phương. Bên phải là Bảo sanh viện Gia Long
Đường Nguyễn Tri Phương – Dưỡng đường Bảo sanh viện Gia Long (nay là trung tâm ý tế dự phòng Quận 5, 184 Nguyễn Tri Phương)
Đường Nguyễn Tri Phương – Bên phải hình là CHOLON PX của Mỹ
Đường Hiền Vương, nay là Võ Thị Sáu
Đường Công Lý, đoạn nằm giữa hai đường Phan Thanh Giản và Phan Đình Phùng
Đường Chi Lăиg
Đường Chi Lăиg
Đại lộ Trần Hưng Đạo
Cây xăиg CALTEX góc Võ Tánh – Cách Mạng 1-11 (nay là góc Hoàng Văи Thụ – Nguyễn Văи Trỗi)
Biệt thự của thống đốc ngân hàng quốc gia Việt Nam Lê Quang Uyển trên đường Công Lý, đối diện sân Phan Đình Phùng
Đường sá Sài Gòn tấp nập người qua lại
Một cô gái mặc áo dài cầm dù

Viết một bình luận