Loạt ảnh về chuyến “vi hành” của vua Khải Định sang Pháp – Lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài

Khải Định (8 tháng 10 năm 1885 – 6 tháng 11 năm 1925), tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là vị hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông được truy tôn miếu hiệu là Hoằng Tông.

Vua Khải Định

Khải Định bị đánh giá là một vị vua nhu nhược trước Pháp, không quan tâm chính sự mà chỉ ham chơi bời, cờ bạc, ăn tiêu xa xỉ. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống. Do vậy, ông thường bị đả kích bởi báo chí và các phong trào yêu nước Việt Nam đương thời.

Dưới thời Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa Khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ.

Báo Annam ngày đó đưa tin về chuyến đi của vua Khải Định

Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Châu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó, Phan Châu Trinh chỉ gọi tên húy là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định, và trách Khải Định tội “ăn mặc lố lăng”. Trong thư chỉ ra 7 tội sau:

  • Một là tội tự tôn quân quyền
  • Hai là tội thưởng phạt không công bình
  • Ba là chuộng sự quỳ lạy
  • Bốn là tội xa xỉ vô đạo
  • Năm là tội phục sức không đúng phép tắc
  • Sáu là du hạnh vô độ
  • Bảy là tội Pháp du ám muội (đi Pháp với mục đích không chính đáng)

Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn Vi hành và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris.

Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Ngô Đức Kế đã làm bài thơ liên châu (4 bài liên tiếp) để đả kích, trong đó có một bài như sau:

Ai về địa phủ hỏi Gia Long,

Khải Định thằng này phải cháu ông?

Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ,

Trǎm gia ba chục khổ nhà nông.

Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến,

Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?

Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ,

Vua thời còn đó, nước thời không!

Khải Định cũng không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:

Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư!

Mời các bạn cùng xem lại chuyến “vi hành” sang Pháp của vua Khải Định ngày ấy qua loạt ảnh sau:

Chiếc tàu này đã đưa vua Khải Định đi Pháp dự Hội chợ thuộc địa Marseille năm 1922. Hình trên là tàu đang đậu tại Bến Nhà Rồng khoảng năm 1902.
Tàu Porthos chở vua Khải Định cập Cảng Marseille ngày 21/6/1922
Toàn cảnh Tàu Porthos của Hãng vận tải biển Messageries Maritimes đưa vua Khải Định đi Pháp cập cảng Nhà Rồng
Ông Sarraut Bộ trưởng Bộ thuộc địa và các quan chức Pháp chờ đón Vua Khải Định tại Cảng Marseille
Các quan chức Annam chờ đón Vua Khải Định tại bến cảng Marseille ngày 21/6/1922
Vua Khải Định đến Marseille cùng với con trai (hoàng tử Vĩnh Thụy)
Hoàng đế Annam đến Marseille ngày 21/6/1922, đi bên cạnh là ông Sarraut, Bộ trưởng Bộ thuộc địa
Vua Khải Định, Hoàng tử Vĩnh Thụy, ông Sarraut và Hoàng thân Vĩnh Cẩn (cầm nón)
Vua Khải Định và ông Sarraut Bộ trưởng Bộ thuộc địa. Ở phía sau, giữa vai hai ông là Hoàng tử Vĩnh Thụy 10 tuổi đang nhìn vào máy ảnh, được vua cha đưa qua Pháp du học.
Vua Khải Định đến ga Bois de Boulogne tại Paris ngày 24/6/1922
GA DU BOIS DE BOULOGNE
Quận 16 Paris – Tuyến xe lửa vành đai – Ga Rừng Boulogne
Xe ngựa phía trước ga Bois de Boulogne
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, rời nhà ga.
Vua Khải Định viếng thăm Pháp và dự Hội chợ Thuộc địa Marseille
Đoàn xe ngựa chở vua Khải Định khi ở Pháp
Đoàn xe ngựa chở vua Khải Định khi ở Pháp
Đoàn xe ngựa chở vua Khải Định khi ở Pháp
Vua Khải Định trên sân Danh Dự tại Dinh Tổng Thống Pháp (Điện Élysée). Ông Sarraut Bộ trưởng bộ Thuộc địa cầm mũ đứng phía trước, Hoàng tử Vĩnh Thụy ở phía bên phải ảnh.
Điện Élysée (Dinh Tổng Thống Pháp)
Điện Elysée (Dinh Tổng Thống Pháp)
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, tại Điện Elysée (Dinh Tổng thống Pháp)
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, tại Điện Elysée (Dinh Tổng thống Pháp)
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, tại Điện Elysée (Dinh Tổng thống Pháp)
Hoàng thái tử Vĩnh Thụy đi theo Khâm sứ Pháp và vua cha Khải Định viếng mộ chiến sĩ vô danh tại Khải hoàn môn Paris (Tháng 6/1922)
Khải Hoàn Môn (Paris)
Khải Hoàn Môn (Paris)
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, tại Mộ chiến sĩ vô danh
Chuyến đi Pháp của vua Khải Định, tại Mộ chiến sĩ vô danh
Hoàng đế Annam tại Quảng trường Ngôi Sao, cùng các quan chức Pháp đứng trước mộ Chiến sĩ Vô danh bên dưới Khải Hoàn Môn.
Vua Khải Định vếng Đền Tử Sĩ ngày 26-6-1922:
Vua Khải Định vếng Đền Tử Sĩ ngày 26-6-1922:
Vua Khải Định vếng Đền Tử Sĩ ngày 26-6-1922
Vua Khải Định viếng Đền kỷ niệm tử sĩ Đông Dương tại Nogent-sur-Marne, Pháp. 29-6-1922
Trên nóc nhà là 3 chữ Hán, đọc từ trái qua: Nghĩa Sĩ Miếu 廟 士 義 Đền này nguyên là ngôi đình bằng gỗ, làm ở Thủ Dầu Một chở qua Pháp dự Đấu xảo ở Marseille năm 1906 và sau đó được chuyền về Vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne để dùng làm đền thờ các tử sĩ người Việt.

“Hoài Nam nghĩa sĩ miếu” là tên gọi một ngôi đền Việt dựng trong Vườn thuộc địa (Jardin colonial de Nogent-sur-Marne) ngoại ô Paris nước Pháp. Đền khánh thành ngày 9 tháng 6 năm 1920, ban đầu dùng làm nơi thờ tự những tử sĩ người Việt bỏ mình vì nước Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Số phận ngôi đền này éo le như chính lịch sử quan hệ Pháp – Việt.

Về chuyến đi ghé thăm Đền kỷ niệm tử sĩ Đông Dương của vua Khỉa Định, trong Pháp du Hành trình Nhật ký của Phạm Quỳnh có ghi kể lại:

Thứ bảy, 17 tháng 6, 1922

3 giờ chiều hôm nay đi xem “Nghĩa sĩ từ” ở Nogent sur Marne, cách thành Paris về phía Đông chừng mười cây-lô-mét. Đây là nơi kỷ niệm những quân sĩ An Nam bị tử trận ở Pháp trong hồi chiến tranh vừa rồi. Chỗ này chính là vườn thí nghiệm các cây cỏ thuộc địa; nguyên khi Đấu xảo Thuộc địa ở Marseille năm 1906 có làm một cái nhà gỗ kiểu An Nam để đấu xảo, gọi là “cái nhà Thủ dầu một”, xong cuộc Đấu xảo thì nhà ấy đem từ Marseille về đây, dựng ở giữa vườn để làm như một cái phòng thí nghiệm về thực vật học. Kịp đến khi chiến tranh, bộ Thuộc địa định sửa sang lại, làm một nơi để kỷ niệm các quân sĩ Việt Nam đi tòng chinh mà chẳng may bị chết trận ở bên này, giao cho Hội “Đông Pháp Kỷ niệm” (Le Souvenir Indochinois) có quan nguyên Học chánh Gourdon đứng đầu trông nom. Bây giờ thời nghiễm nhiên là một cái đền thờ vậy. Dưới trời Tây mà phảng phất có một nơi miếu mạo như bên ta, nhác trông thấy lòng quê luống những bồi hồi. Giá được vài cây đa, cây đề, cây muỗm, cây gạo ở trước sân, hay một lũy tre nữa ở đàng sau thời hệt như ngôi đình bên mình. Hồn tử sĩ ở miền minh mạc [minh: tối; mạc: yên lặng], ví còn quanh quất đâu đây, tưởng cũng hay đi lại chốn này để mơ màng trước cái hình ảnh tổ quốc ở nơi khách địa cho bớt nỗi thương nước nhớ nhà. Vào đến trong đền thời hương án chỉnh tề, hương hoa ngào ngạt, trướng đối rủ rê. Lại kia bức hoành phi của Hội Khai Trí gửi tặng năm xưa, bốn chữ Hán nét vàng còn chói lọi mà mặt gỗ đã nứt rạn. Thường thường những đồ sơn đồ gỗ của mình đem sang Tây hay nứt như thế, là vì khí trời bên này khô hanh, không ẩm thấp như bên ta, phải dùng thứ gỗ thật khô mới chịu được.

Trong anh em có ông khéo kiếm được một thẻ hương và nhớ mua được bao nến đem tự Paris đi, mỗi bàn thờ thắp mấy nén hương, đốt một cây nến, rồi cúi vái, gọi là tỏ tấm lòng mỗi người thương tiếc kẻ đồng bào.

… Xem hết trong đền xem đến ngoài vườn, có dựng một tấm bia kỷ niệm riêng cho những chiến sĩ theo đạo Gia tô không thờ trong đền, trong lòng vơ vẩn như thế. Mãi đến chiều anh em mới thơ thẩn ra về.

….

Thứ hai, 26 tháng 6, 1922

Hôm nay Hoàng thượng [vua Khải Định] cùng quan Sarraut [bộ trưởng bộ Thuộc địa] đến thăm nghĩa sĩ từ ở Nogent sur Marne. Sẵn có ô tô, anh em cũng đánh bộ “gia két”, đội mũ “mơ lông” chạy xe về Nogent xem lễ. Quan nguyên học chính Gourdon làm hội trưởng hội “Đông Pháp Kỷ niệm” (Le Souvenir Indochinois), diễn thuyết chúc mừng. Hoàng thượng đáp lại mấy câu, chắc là những lời hùng biện cả, nhưng đứng xa chẳng nghe thấy chi hết. Xong rồi Hoàng thượng vào thắp hương trong đền, ra đặt vòng hoa sắt ở cái đài Kỷ niệm những chiến sĩ theo đạo Thiên Chúa ở ngoài vườn, dạo quanh vườn một lượt, rồi lên xe, vua quan trẩy về Paris hết.

Còn chúng mình ở lại rẽ vào Joinville le Pont tìm mả một người học sinh An Nam ở nghĩa địa làng. Người ấy có cha mẹ ở Nam kỳ viết giấy nhờ ông V. có qua đấy thì vào thăm. Ai ngờ chốn nhà quê xa xôi ở nước Pháp này mà cũng có nắm xương của con em Nam Việt. Cậu này sang học ở đây năm trước, chẳng may bị bệnh chết. Hội Aliance Francais tống táng hẳn hoi, rồi sau đem di hài vào đây chôn cùng với mấy anh em học sinh người Bắc nữa. Mả xây kiên cố lắm, trên có tảng đá trắng khắc đủ tên tuổi rõ ràng. Các cậu là những bậc thanh niên tuấn tú của nước nhà, vì ham tân học mà bỏ cửa bỏ nhà, lìa cha lìa mẹ sang du học tận đây, mong rằng chóng được tốt nghiệp về nước đem tài học mà thi thố cho ích quốc lợi dân, chẳng may nắm xương đất khách, ngọn cỏ rầu rầu, khiến cho kẻ đồng bào lạc bước đến đây, luống những ngậm ngùi. Nhưng các cậu dù thác mà vẫn có công với nước: các cậu là kẻ hy sinh cho sự học mới vậy. Hồn có thiêng xin phù hộ cho các anh em du học sau này học hành được tấn tới.”

Vua Khải Định viếng Đài tưởng niệm những tử sĩ người Việt theo Công Giáo đã bỏ mình vì nước Pháp trong trận Đệ nhất Thế chiến.
Vua Khải Định viếng thăm Hội địa lý Pháp
Tổng Thống Pháp Millerand và Vua Khải Định trên khán đài trường đua ngựa tại Longchamp.
Tổng Thống Pháp Millerand và Vua Khải Định trên khán đài trường đua ngựa tại Longchamp.

Viết một bình luận