Góc nhìn Hà Nội của những người di cư vào Nam vào năm 1954

Cuộc di cư năm 1954 (tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, Chiến dịch Con đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam (vùng tập kết quân sự do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát) đến miền Nam Việt Nam (vùng tập kết quân sự do Liên hiệp Pháp quản lý) trong những năm 1954–1955. Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa bởi quân đội Pháp và Quốc gia Việt Nam. Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng quân Pháp, Hiệp định Genève được ký kết nhằm khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định nêu rằng sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự: quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung tại miền Bắc, còn quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam, các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ. Tập kết dân sự được diễn ra theo nguyên tắc tự nguyện[4] Sự phân chia ban đầu chỉ là tạm thời và dự định sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 nhằm thống nhất hai miền dưới một chính phủ.

Khoảng 700.000 đến một triệu người từ miền Bắc di cư vào nam (tính đến tháng 10/1955 thì có 885.480 người di cư vào Nam, trong số đó 676.348 (chiếm 76,3%) là người Công giáo, còn tính đến đầu năm 1956 thì có 927.000 người di cư vào Nam, trong đó có 794.000 giáo dân, chiếm 85,6%). Trong khi đó, có khoảng 45.000 – 85.000 dân thường và 100.000 binh sĩ chính quy của Việt Minh tập kết ra miền Bắc.

Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày,[10] còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.

Ðiều 14d của Hiệp định đình chỉ chiến sự quy định: “Trong thời gian từ khi Hiệp định có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân nếu có những thường dân ở một khu kiểm soát của bên này muốn sang ở vùng giao cho bên kia thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển đó.”

Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nước Ấn Độ, Ba Lan, và Canada.

Dưới đây là những bức ảnh chân thật về hoạt động di cư của người Bắc vào miền Nam vào những năm 1954:

Bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
… những ngày cuối cùng ở Hà Nội
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng Trống
… bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội
Bộ đội trao đổi với quân Pháp về việc trao trả bốt Hàng Trống
… tiếp thu bót Hàng Trống
…. lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.
… lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội,
… lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội,
…. những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
… Tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Xích lô bên ngoài nhà hát lớn Hà Nội
Bên ngoài Nhà hát lớn Hà Nội nhìn từ trên cao
… Jul 1954, người dân đọc đọc Viet-Nam Presse
Bảng tin tức Việt Nam Presse
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Người dân chen nhau lên tàu để di cư vào Nam.
Chen nhau qua cửa sổ để được lên tàu.
Chuẩn bị lên tầu vào Nam
Bà mẹ tay xách nách mang hối hả chạy cho kịp chuyến tàu.
… mẹ và hai con, tay xách nách mang, trên đường vào miền Nam
Những đứa trẻ cũng được giao nhiệm vụ mang vác đồ để tìm đường đi vào miền Nam.
Bên ngoài Phi Trường Gia Lâm.
Những chuyến xe trung chuyển người di cư vào phi trường.
Những chiếc máy bay chờ đợi sẵn.
… … phi trường Gia Lâm
Hải Phòng.
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
Operation Passage to Freedom, October 1954 đi tìm tự do
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
Người dân được lên tàu chiến di chuyển vào Nam.
…. người ở lại
…. người ở lại
…. Hải Phòng 1954
…. Hải Phòng 1954
USS Bayfield di cư vào Nam 3 September 1954
USS Bayfield di cư vào Nam 3 September 1954
USS Bayfield di cư vào Nam 3 September 1954
Thuỷ thủ chia thực phẩm cho người di cư trên thuyền.
Người dân được phát đồ ăn tại căng tin trên đường di cư vào Nam.
Người di cư được thuỷ thủ thăm khám chữa bệnh.
Người di cư được thuỷ thủ thăm khám chữa bệnh.
Người di cư thích thú khi được thưởng thức ly coffee bên máy pha tự động.

Viết một bình luận