Khi nhắc đến Phước Long, những câu từ trong bài hát “Mỗi bước ta đi” dường như văng vẳng trong tâm trí. Đôi lúc tôi hay lẩm bẩm câu hát: “Anh đi về đâu từ Qui Nhơn đến Biên Hòa vượt qua Sông Bé oai hùng về Phước Long xây chiến thắng.” Phước Long cũng là một trong các huyện, tỉnh chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh Việt Nam gây ra.
Trước đây, Phước Long được tách ra từ một phần của Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh lị của Phước Long là Phước Bình. Phước Bình vốn dĩ thuộc quận Bà Rá của Biên Hòa.
Ngày 10/10/1957, Phước Long được Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hoa quyết định sẽ được chia thành 3 quận, 17 tổng và 21 xã. Trong đó 3 quận bao gồm: Quận Phước Bình, quận Bù Đốp và quận Phước Hòa. Ngày 19/5/1958, quận Bù Đốp được đổi tên thành quận Bố Đức. Ngày 23/1/1959, một phần của Phước Long tách ra thành tỉnh Phước Thành. Ngày 19/5/1959, Phước Long tổng cộng có 4 quận bao gồm: Phước Bình, Bố Đức, Phước Hòa, Đức Phong.
Ngày 24/7/1961, quận Phước Hòa được giải thể để thành lập quận Đôn Luân. 4 quận của Phước Long được đổi thành: Quận Bố Đức, Phước Bình, Đức Phong, Đôn Luân.
Sau năm 1975, Phước Long, Bình Long, Bình Dương hợp nhất lại với nhau thành tỉnh Sông Bé. Cuối năm 1996, tỉnh Sông bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước bao gồm 2 địa giới là Phước Long cũ và Bình Long. Hiện nay Phước Long chỉ dùng để nói về thị xã Phước Long. Thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đốp; một phần của huyện Phú Giáo (Bình Dương) và huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) là địa bàn của tỉnh Phước Long cũ.
Phần tiếp theo của bộ ảnh Phước Long xưa.
Lính Mỹ chụp hình kỷ niệm cùng với người Việt tại Phước Long. Hình chụp năm 1963Học sinh đứng xếp hàng
Bản đồ năm 1966 – 1972, trong đó có An Lộc – Phước Bình – Đồng Xoài – Bố Đức – Lộc Ninh – Chơn ThànhẢnh vệ tinh Thị xã Phước Long ngày nayChợ Phước Long những năm 1968 – 1969Cô giáo dạy học trong lớp học nghèoNgười phụ nữ bán mít trong chợ Phước Long xưaNhà thờ Phước Long 1968 – 1969 cạnh đường băиg sân bay tỉnh lỵ (nay là đường CMT8)Nhà thờ Phước Long năm1968 – 1969Những đứa trẻ chơi đèn ông sao tại dịp Tết Trung thu ở Phước Long năm 1968 – 1969Những đứa trẻ chơi Tết Trung thu với những chiếc đèn lồng nhiều màu sắcNhững đứa trẻ đứng đợi nhận quà Trung thu năm 1968 – 1969Những đứa trẻ tại Phước Long những năm 1968 – 1969Những đứa trẻ trong lớp học tại Phước Long xưaNhững gánh hàng bán trong chợ Phước Long năm 1968 – 1969Những người nước ngoài đến tỉnh Phước xưaBẢn đồ vị trí núi Bà Rá, tỉnh Phước Long trước 1975Phi trường Sông Bé và núi Bà RáPhi trường Sông Bé, Phước Long những năm 1967 – 1968Phi trường tỉnh Phước Long – ngày nay là đường Cách Mạng Tháng Tám, TX Phước Long. ĐL cнíɴн phía trước dinh tỉnh trưởng cũng là sân bay dã cнιếɴ của tỉnh. Nhà thờ PL ở bên phải hình, phía sau nhà thờ là đi xuống thung lũngPhía sau Toà Hành Chánh là thung lũng Sông BéPhước Long năm 1963Phước Long 1968 – 1969Phước Long năm 1963Phước Long xưa là một vùng đất rộng lớn với cây cối rậm rạpMột cậu bé sống ở tỉnh Phước Long được chụp hình vào năm 1963Sân bay Phước Long nhìn về phía tòa Hành Chánh tỉnh, bên mép phải hình màu là tháp chuông nhà thờ Phước Long. Trong hình đen trắng là Tòa Hành chánh Tỉnh Phước Long trước 1975Sân bay Tỉnh lỵ Phước Long nhìn từ Tòa Hành Chánh về phía núi Bà Rá (cao 723 m)Tết Trung thu năm 1968 tại Phước Long, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)Tết Trung thu tại Phước Long những năm 1968 – 1969Tỉnh Phước Long, tháng 11 năm 1968Tòa Hành Chánh và sân bay tỉnh lỵ – ngày nay là đường CMT8, Thị xã Phước LongTòa Tỉnh trưởng Phước LongTổng thống Nguyễn Văи Thiệu trò chuyện với hai già làng Phước Long trong chuyến thăm năm 1967Trong hình là dòng sông Bé chảy ngangTrong hình là hai người đàn ông đang nói chuyện. Phía xa là tòa hành chánh tỉnh Phước Long trước năm 1975