Khi chưa có điện, Saigon xưa thắp sáng đèn đường bằng cách nào?

Việc điện khí hóa Sài Gòn ngày trước được chính quyền thực dân Pháp tính toán như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người. Và câu hỏi ấy đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp.

Vào những ngày đầu tiên của giai đoạn Pháp thuộc, Sài Gòn ngày có khoảng 40 ngôi làng được tập trung gần khu vực rạch Bến Nghé, trải dài trên 24 con đường. Chiều dài lúc bấy giờ chiếm khoảng 15km. Tại khu vực này có nhiều nhu cầu liên quan đến quốc kế dân sinh mà quan trọng nhất chính là thắp sáng thành phố Sài Gòn. Nhu cầu cấp thiết này buộc Pháp phải giải quyết nhanh chóng.

Chuyển từ dầu dừa sang dầu lửa

Năm 1865, lần đầu tiên chính quyền Pháp đặt ra vấn đề phải thắp sáng các con đường của Sài Gòn vào ban đêm.

Vào ngày 27 tháng 9 năm 1865, Paulin Vial là giám đốc Nha Nội vụ lúc bấy giờ đã gửi lên thống đốc, tư lệnh quân viễn chinh De La Grandière báo cáo đề nghị thắp sáng những con đường của Sài Gòn bằng đèn dầu dừa.

Trong báo cáo đã nêu rõ chi phí là 30.000 franc. Chỉ việc nhiên liệu thắp sáng dầu mỗi ngày tiêu tốn 46.200 lít, tương đương mỗi năm sẽ tốn 16.863 lít dầu. Tổng chi phí 1 năm sẽ là 15.176 franc.

Sau khi đọc đề nghị trên, Phủ thống đốc Nam kỳ đã ban hành nghị định yêu cầu cư dân tại khu vực phải tự thắp sáng ngõ ra vào nhà mình.

Trước năm 1867, chính quyền Pháp đã ký bản hợp đồng cho một người gốc Ấn Độ Phụ trách việc thắp sáng đèn trên các con đường. Mỗi ngọn đèn trên đường được thắp sáng sẽ có giá 33 xu trên một đêm. Nhưng thỏa thuận này lại không được thực hiện hoàn toàn vì có một số nơi không đèn không được thắp sáng, đèn không có chắn gió, đèn không đủ dầu,…

Vào ngày 12 tháng 11 năm 1867, nhà thầu Andrieu đã nhận được hợp đồng trong phiên họp với nội dung như sau: đèn của thành phố sẽ được thắp sáng từ 6h đến 6h30 tối và tắt đèn vào 5h sáng hôm sau. Và tùy vào mùa mà thời gian thắp lẫn tắt đèn sẽ được điều chỉnh phù hợp. Giá thành được trả cho mỗi đèn trên ngày tăng lên là 60 xu.

Đến năm 1869 thì vấn đề thắp sáng tối ưu được nảy sinh. Phiên họp ngày 3 tháng 6 năm 1869, một số thành viên đã đề nghị thành lập ủy ban thu thập thông tin liên quan đến vấn đề thắp sáng này và trình lên.

Năm tháng sau, báo cáo viên chức chỉ huy ngành đường bộ đã khẳng định dùng dầu hỏa thắp sáng sẽ tiện lợi hơn việc dùng dầu dừa.

Trong cuộc họp ngày 11 tháng 11 năm 1869, hội đồng đã quyết định sử dụng dầu hòa để thắp sáng đèn công cộng. Và quyết định này bắt đầu thi hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1870. Vào năm 1876, cả khu Sài Gòn có 255 cột đèn được làm bằng gang và gỗ.

Thành phố đi vào giai đoạn điện khí hóa

Sau 1 năm khi đề nghị điện khí hóa được đề ra, ngày 20 tháng 1 năm 1888, Hội đồng thành phố đã chấp thuận 2 đề nghị là: Thứ nhất, cho thử thắp sáng nhà hát thành phố, thứ hai là thắp sáng con đường nhỏ nối liền hai đường Rigault de Genouilly và Catinat.

Giai đoạn đầu năm 1889, người châu Âu tên là Ferret đã xin thắp sáng toàn bộ đường và kiến trúc Sài Gòn bằng đèn điện với chi phí 150.000 franc trên năm và được khai thác trong vòng 30 năm. Tuy nhiên đề xuất này đã không được chấp nhận bởi chính quyền Sài Gòn thấy con đường thắp sáng thử bằng đèn điện không sáng bằng đèn dầu lửa.

Mãi sau đó 4 năm, vào ngày 20.04.1893 khi hội đồng Sài Gòn tiếp tục bà về đề xuất của Catoire. Theo đề xuất, trung tâm Sài Gòn sẽ được thắp sáng bằng 393 bóng đèn điện Edison và độ sáng của mỗi bóng bằng 16 ngọn nến. Những khu vực còn lại của Sài Gòn vẫn thắp sáng bằng đèn dầu hỏa. Hợp đồng này được đề nghị kéo dài 20 năm với kinh phí chi trả hàng năm là 88.093 franc.

Tuy nhiên đề xuất trên cũng không được chấp nhận bởi chi phí quá cao mà ánh sáng cung cấp cũng không sáng hơn đèn dầu.

Đến sau cùng thì Hội đồng thành phố Sài Gòn chấp nhận ký hợp đồng với Công ty Thủy điện Sài Gòn vào ngày 11 tháng 5 năm 1896.

Phiên họp ngày 24.2.1897 hội đồng đã chấp nhận đề nghị của công ty là thay thế 380 đèn có độ sáng khác nhau bằng 394 bóng đèn nóng sáng bằng 20 nến.

Những năm đầu thế kỷ 20, Sài Gòn bắt đầu có điện. Năm 1908, toàn thành phố Sài Gòn có 867 đèn nóng sáng 16 nến, 67 đèn hồ quang. Đèn nóng sáng thì nhiều hơn gấp đôi số lương của năm 1904. Điện khí hóa của Sài Gòn phát triển với tốc độ rất nhanh.

Về nhà đèn Chợ Quán

Vị trí đề xuất xây dựng nhà máy điện là khu vực đường Paul Blanchy gần nhà hát thành phố. Sau đó quyết định xây dựng tại ranh giới giữa Sài Gòn và Chợ Lớn.

Vào năm 1909, Công ty Thủy điện Đông Dương đã xin Hội đồng thành phố Sài Gòn xây dựng nhà đèn Chợ Quán. Và nhà đèn Chợ Quán trở thành cái tên quen thuộc vào đầu thế kỉ 20 đến sau này.

Hành trình thắp sáng các con đường Sài Gòn thật không đơn giản. Tuy nhiên đây sẽ là giai đoạn chuyển đổi thật đẹp ghi dấu ấn lịch sử về hành trình điện khí hóa hòn ngọc viễn đông.

Viết một bình luận