Hãy cùng Thời Xưa quay ngược thời gian nhìn ngắm lại những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn năm 1956. Qua những hình ảnh này, các bạn đọc sẽ cảm nhận được sự nhộn nhịp, phồn vinh của mảnh đất Sài Gòn ngày ấy.
Khung cảnh trước tòa thị chínhSài Gòn 1956 – Phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống đứng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Chợ LớnHình ảnh những cô gái trong bộ trang phục áo dài truyền thống và những thanh niên ăn mặc lịch sự, bảnh baoNhà hát lớn thành phốNhà hát thành phố khi nhìn từ xaĐài phun nước trước Dinh xã TâyDinh xã Tây (về sau còn được gọi là Tòa Đô Chánh) nhìn từ bùng binh Nguyễn HuệQuận 1, Sài Gòn từ trên không nhìn xuống. Ngay góc dưới bên trái là xưởng Ba Son với ụ sửa chữa tàuKhông ảnh khu vực quận 5 Chợ Lớn, nhìn thấy cầu Quới Đước và cầu Ba Cẳng. Con rạch trong hình là rạch Bến Nghé, cầu Ba Cẳng ở gần khoảng giữa hình.Bến Bạch Đằng – Cột cờ Bộ Tư Lệnh Hải Quân.Hình ảnh sông Sài Gòn vào năm 1956Rạch Bến Nghé và Bến Vân ĐồnĐây là ở Lăng Ông với hình ảnh một người thầy bói đoán vận mệnh, giải quẻ. Nghề này gồm những thầy bói bình dân, hành nghề ở góc đường, góc chợ, lăng, miếu đình, chùa và cả trong các khách sạn lớn. Họ hành nghề rất đơn giản, một manh chiếu con trải ra chiếm chỗ thuận tiện, trên đặt một cái mu rùa, mấy đồng tiền xu gieo quẻ, một bộ bài Tây 52 lá, xâu chân gà luộc phơi khô, mấy quyển sách tử vi, bói toán úa vàng, nhàu nát. Phục trang của thầy bói gần giống nhau, áo dài, khăn đóng, kính đen do mù thật hoặc mù giả có trời mới biết. Một vài thầy mặc bộ đồ bà ba trắng, tóc búi củ tỏi hay cắt tóc ngắn, đội nón nỉ cho nó lạ. Lại có thầy ra vẻ hiện đại, lịch sự mặc áo bỏ thùng, thắt cà-vạt. hoặc quái hơn mặc com-plê tông chói, chơi cặp kính trắng gọng vàng ra vẻ thầy bói trí thức, với cái cặp táp da đen cáu bẩn đựng sách bói toán căng phồng lúc nào cũng kè kè bên cạnh.Xin xăm tại Lăng Ông Bà ChiểuHình ảnh thắp hương tại Lăng ÔngHình ảnh phía trước Lăng Ông. Lăng Ông tức là lăng thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – một vị tướng thời Vua Gia Long triều Nguyễn.Một nơi thờ cúng ở Sài Gòn năm 1956Chùa Ngọc Hoàng Dakao. Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, (giữa Nguyễn Văn Giai – Phan Thanh Giản), nay là đường Mai thị Lựu. Ba chữ Hán màu đỏ ở trên mặt tiền là “NGỌC HOÀNG ĐIỆN” đọc từ phải quaHình ảnh ngoại thành của Sài Gòn năm 1956Một tiệm bán thuốc lá trên vỉa hèMột góc chơi cờ bạc nhộn nhịp thời xưaBán đồ sành sứ, ngày đó chưa sản xuất được đồ nhựa, đồ gia dụng gồm rất nhiều những sản phẩm làm bằng đất nungBán rau củ quả trên vỉa hèXe bán nước mía. Thời đó nước mía là loại nước được rất nhiều người yêu thíchKhu vực bán gà vịt của Chợ An ĐôngHình ảnh sạp bán rau củ tại một khu chợ ở Sài GònChợ An Đông – Mặt sau trên đường Hùng Vương, mặt chính ở phía đường Hồng BàngĐại lộ Hùng Vương với đường ray xe lửa nằm ở giữa. Quảng cáo phim xinê rạp Thành Chung – Phim thần thoại Ca vũ nhạc Ấn Độ – Nói tiếng Việt Nam – Nữ Thần Người DơiVòi nước máy công cộng ở Sài Gòn năm 1956Kênh nước đen “Ai đổ rác bị đi thưa lính”Xe xích lô đang chở khách trên đường Trần Hưng ĐạoĐường Trần Hưng Đạo – ngã tư Trần Hưng Đạo – Ký Con và Bác Sĩ YersinTòa Đô Chánh với hình Tổng Thống Ngô Đình DiệmTrụ sở Quốc Hội thời Đệ nhất Cộng Hòa, về sau là nhà hát thành phốMột góc của nhà thờ Đức BàĐền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm ViênMột góc khác của đền Kỷ NiệmRạp cinéma Đại Nam đường Trần Hưng ĐạoĐại lộ Lê LợiMột con đường ở Sài Gòn năm 1956Khung cảnh tấp nập người trên đường Lê Lợi