Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968 – Một Sài Gòn xưa được thu nhỏ và sắc nét đến từng chi tiết

Sài Gòn những năm trước 1975 đã được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, một thành phố luôn xa hoa và tấp nập. Những bức ảnh xưa của Sài Gòn đều lưu giữ lại những góc đẹp của thành phố ngày ấy. Nhưng ảnh chụp tuy nhiều nhưng lại chỉ mang một góc nhìn, một chiều hướng chính vì thế Jaume Torruella đã nghĩ ra một ý tưởng  là thiết kế một sa bàn về Sài Gòn.

Và một sa bàn thu nhỏ về Sài Gòn đã được ra đời dưới đôi ta kháo léo của Jaume Torruella. Tác giả đã thiết kế “Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968” – một mô hình thu nhỏ mang độ sắc sảo đến từng chi tiết dù nhỏ nhất. Cả một thành phố Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp ngày tết Nguyên Đán đã được thu nhỏ lại trong chính sa bàn này.

Tác giả đã khéo léo đưa được rất nhiều chi tiết đặc trưng của Saigon xưa vào trong mô hình chỉ tầm chưa tới 1m khối: Xe Lambretta, vespa, xích lô, quầy nước, gánh hàng rong, các biển hiệu, biển quảng cáo…

Cùng chiêm ngưỡng lại những chi tiết nhỏ nhưng “đắt giá” trong sa bàn của Jaume Torruella:

Chi tiết đến những con bồ câu trên mái nhà
Những quý cô sành điệu thời ấy
Chi tiết đến từng chiếc cặp của em học học sinh
Chi tiết đến từng quả chuối được người đan ông chở sau xe
Chi tiết từ quầy hàng rong đến cặp ngỗng trong lồng
chi tiết trong những điều nhỏ nhất như cúc áo, đôi dép,..
Sắc sảo trong những chi tiết nhỏ như quầy hàng bán trái cây, non lá,.. đến cả những khung cửa sắt
Những chi tiết nhỏ trên cây cột điện cũng được làm một cách khéo léo

1 bình luận về “Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968 – Một Sài Gòn xưa được thu nhỏ và sắc nét đến từng chi tiết”

  1. Xi cảm ơn tác giả đã ký công làm nên những tác phẩm này. Chỉ có một góp ý nho nhỏ, các cây trụ điện trong tác phẩm có một số loại chỉ xuất hiện sau giải phóng. Trụ điện trước giải phóng dùng loại B200 hoặc B400 đúc liền khối không có lỗ thông. Trụ sau giải phóng chuyển sang loại H là loại bê tông đúc có lỗ cho nhẹ và cũng làm nới trèo. Sau đó nữa mới tới loại trụ Bê tông ly tâm tròn. Một số góp ý nhỏ mong tác phẩm sẽ ngày càng chân thật hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận