Tìm về dấu tích xưa: Khu vực Chợ Lớn với những nét độc đáo, nhớ mãi chẳng quên (Phần 3)

Những cư dân Hoa Kiều khi di dân, không chỉ mang đến sự trù mật cho phố xá Chợ Lớn mà còn mang theo những bản sắc văn hóa khác về kiến thức, ẩm thực, tôn giáo,….

Trong “Gia Định thành thông chí” của tác giả Trịnh Hoài Đức nói về vùng đất Gia Định, có đề cập về thành phố chợ lớn xưa như sau: “Đường phố lớn, thẳng suốt ba đường, giáp đến bến sông…Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu… không gì là không có. Đầu phía bắc đường lớn của bổn phố có miếu Quan Đế và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông, và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu; phía tây ở giữa đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng, đầu phía nam đường phố lớn về phía tây có hội quán Chương Châu. Gặp ngày tốt, đêm trăng như Tam nguyên, rằm, mùng một thì treo đèn đặt án, tranh đua kỳ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm, hội quỳnh, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt…”

Quai de Mytho (Bến Mỹ Tho) sau năm 1955 là bến Lê Quang Liêm, nối tiếp bến Hàm Tử trên bờ kênh Tàu Hủ. Sau năm 1975 đổi tên là bến Trần Văn Kiểu, và gần đây trở thành đại lộ Đông Tây, và cuối năm 2010 được đổi tên lần nữa thành đại lộ Võ Văn Kiệt.

Nhà máy xay của người Hoa ở Chợ Lớn đầu những năm 1920

Nhà máy xay lúa ở Chợ Lớn – Phía xa xa có một cây cầu, chính là cầu chữ U

Không ảnh rạch Bến Nghé, Rạch Ụ Cây (sau này là đường Nguyễn Tri Phương) và nhà thờ ngã sáu (tòa nhà có tháp cao ở bên phải hình)

Ghe thuyền cập bến trên kênh Tàu Hủ

Bến Bình Đông Quận 8, chạy dọc kênh Tàu Hủ

Bến Bình Đông Quận 8, hình như người chụp đứng trên cầu chữ U, hướng về đường Cây Sung và Cầu số 2

Nhà máy rượu Bình Tây (nằm cạnh bên nhà máy xay lúa Bình Tây) – Sau khi bị ném bom năm 1945 chắc là ngày nay không còn giống như xưa.

Các ghe bầu đậu sát nhau gần kín mặt kinh Tàu Hủ trong Chợ Lớn để bốc gạo từ các nhà máy xay lên ghe.

Bốc dở lúa dọc bờ kinh Tàu Hủ

Cảng Sài Gòn và bến Nhà Rồng

Đây là kinh Tàu Hủ

Một nhà máy xay xát lúa ở Chợ Lớn

Kho lúa ở Chợ Lớn, được đặt gần với kênh Tàu Hủ

Kho lúa trên bến Mỹ Tho

Bốc dở lúa gạo

Nhà máy xay Bình Tây, đây là một bức ảnh được chụp sau năm 1975

Nhà máy xay Bình Tây – Nhà máy gạo lớn nhất Chợ Lớn

Bốc dở hàng hóa ở kênh Tàu Hủ – Dốc cầu phía bên bến Bình Đông thì nằm trên bờ kênh ,còn dốc phía Lê Quang Liêm thi nằm ngoài bờ kênh.

Cầu Chữ U qua kinh Tàu Hủ, phía bên Bến Bình Đông

Những chiếc thuyền chở hàng đang neo đầu trên kênh Tàu Hủ

Cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé

Tòa nhà có mái ngói bốn mặt ở bên trái ảnh, sau năm 1975 là công ty xuất khẩu Lông vũ (lông vịt), nằm tại góc Bến Bình Đông và Đường Cây Sung , có hình dạng kiến trúc tương tự như nhà Lưu niệm ở Bến nhà Rồng (rất tiếc ngày nay không còn). Vị trí chụp là trên cầu chữ U.

Các sắc dân ở Viễn Đông: người An Nam, người Ấn và người Hoa.

Theo thứ tự từ phải sang: người An Nam, người Chệt (Tàu) và Chà (Ấn Độ)

Người bán thơm trên cầu

Quai de Mytho – Bến Mỹ Tho, trước năm 1975 là Bến Lê Quang Liêm. Phía trước là dốc lên cầu Quới Đước (qua kinh Kim Biên) và cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Hình chụp từ ngã ba đường Gò Công và bến Lê Quang Liêm.

Toà Hành Chánh Thành phố Chợ Lớn, tại vị trí trường Đại học Y Khoa Sài Gòn sau này. Tòa Thị sảnh Chợ Lớn cũng nằm cạnh Văn phòng Tham biện và Nhà của tham biện tỉnh Chợ Lớn trong khuôn viên giữa hai đường Nguyễn Trãi và Hồng Bàng. Ngày nay tất cả không còn sau khi đường Tản Đà từ kênh Tàu Hủ chạy lên xuyên qua khuôn viên nối hai đường Nguyễn Trãi và Hồng Bàng.

Tòa Hành Chánh và Tòa Tham biện Chợ Lớn

Chân dung một phụ nữ trẻ Bắc Kỳ (1876 – 1877)

Cô gái người Hoa – Bức ảnh được chụp bởi R. Cauchetier vào năm 1955

Chân dung một phụ nữ Việt Nam – Sài Gòn năm 1892

Người phụ nữ và những đứa trẻ người Hoa ở Chợ Lớn

Người phụ nữ Hoa Kiều xinh đẹp

Các cô ca sĩ người Hoa ở Chợ Lớn

Lễ đính hôn Hoa-Việt, người phụ nữ áo dài bên trái hình là cô dâu người Việt, còn người đàn ông cao cao bên trái chính là chú rể người Hoa

Bức ảnh gia đình của người An Nam ở Chợ Lớn năm 1908

Những người phụ nữ trong một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn năm 1906

Một thương gia người Hoa ở Sài Gòn

Chân dung người Hoa ở Chợ Lớn

Những thợ máy tàu “xà lúp” người Hoa

Cảnh hút thuốc phiện của người Hoa

Nhà giàu Trung Quốc tiếp khách trong hang thuốc phiện của mình.

Tổng Đốc Phương tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841[1] – 1914), là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định. Căn cứ theo lời truyền này, thì ông được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy.

Hai cô gái trẻ người Hoa

Cô gái người Hoa ở Chợ Lớn theo tập tục bó chân

Tục bó chân của người Hoa – Đây là một tập tục áp dụng cho phụ nữ, nó tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Ngày nay, tục bó chân đã bị bãi bỏ.

Tục bó chân xuất hiện vào thời nhà Tống do nền Nho giáo Trung Quốc bị nghiêm khắc và khô khan hóa nhưng phổ biến nhất vào thời nhà Thanh. Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều là câu chuyện về một cung phi của Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim Liên Tam Thốn” (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Và còn nhiều giả thuyết khác nữa…..

Phong cách ăn mặc của người phụ nữ Hoa kiều ở Chợ Lớn

Ảnh chụp năm 1907

Viết một bình luận