Phác thảo kiểu tóc của người Việt xưa – mộc mạc và đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền thống

“Cái răng cái tóc là gốc con người ” nên tự thuở xa xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc gìn giữ răng cũng như mái tốc của mình. Nhưng tùy theo thời kỳ của lịch sử mà mái tóc của người Việt cũng có sự thay đổi theo.

Kiểu búi tóc của người Việt khi xưa

Dưới thời Lý, Trần thì tóc ngắn, đầu trần. Đàn bà để tóc dài hơn đàn ông độ 1 tấc. Đàn ông dùng khăn quấn đỉnh đầu kín, không lộ tóc

Vào thời Lê, khi đối diện người có địa vị cao hơn thì để tóc dài chuốt sáp gọn ra sau lưng.Mọi người chỉ búi tóc chuy kế khi làm điền, làm việc nặng, hoặc đi sứ

Kiểu vấn tóc của phụ nữ Huế trong thập niên 1920

Thúc phát của Nữ giới xuất giá sẽ 2 kết (tạo hình như tai thỏ)để cài trâm lên ước phát (1 mảnh vải hoặc búi tóc có trang sức ngọc hoặc kim loại), buộc phần dưới của hợp phát rồi để thả 2 đầu ach ti (lụa buộc kết) xuống.Cùng với châu xuyến và san hô (đã tạo thành hình giống đinh ba) thả 2 đầu song song ach ti

Thúc phát của Bé gái (chưa cập kê) tạo kiểu nha đầu (dài dọc bên tai)để thả 1 phần tóc sau gáy.Khi được tuyển vào cung đình vẫn để nha đầu.Gia nhân kết 1 búi to phía trước (gần như tranh Boxer Codex). Thị nữ cung đình sau tập sự búi hình thỏ.Nữ quan, quý tộc búi ước phát cài trâm

Kiểu vấn tóc của phụ nữ Huế trong thập niên 1920

Phụ nữ, đàn ông tùy địa vị (đinh tự cân, bao đính cân, trúc quan), tuổi tác (bức cân, bát tiên cân)sẽ dùng khăn phù hợp theo điển lệ. Quân đội triều đình trước khi đội các loại lạp thì phải đeo trách (mao kê cân) coi như tiện phục

Ở thời Nguyễn thì bé gái kết nha đầu, bé trai đeo khăn ngũ sắc trùm kín tai.

Đàn bà phía nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to được cho là đẹp. Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu lại thật dài dùng quấn quanh đầu, giữ búi tóc cho chặt. Người đội khăn quấn năm hay bảy vòng. Số năm tượng trưng cho ngũ thường và số bảy là bảy vía của người đàn ông. Thế kỷ 20 ta chế khăn đóng sẵn, gọi là khăn đóng hay khăn xếp

Khăn đàn ông thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ “nhất” (Hán Tự: 一) hay chữ “nhân” (人) với nếp trái đè lên nếp phải tạo bằng hai vòng quấn đầu tiên.

Phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn đen mỏ quạ.

Đàn bà Bắc Bộ cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vòng quanh đầu. Hình dáng búi tó thông tục gọi là “búi tó củ hành” hay “búi tó củ kiệu”. Phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn đen mỏ quạ.

Các bước búi tóc của người phụ nữ Bắc Bộ xưa được ghi lại qua loạt ảnh sau:

Cách vấn tóc của phụ nữ : (1) chải tóc

 

Cách vấn tóc của phụ nữ : (2) quấn tóc vào trong tấm khăn
Cách vấn tóc của phụ nữ : (3) quấn nó xung quanh đầu
Cách vấn tóc của phụ nữ : (4) cố định nó bằng cách nhét vào phần cuốn quanh đầu
Căn chỉnh khăn và vuốt lại tóc
Căn chỉnh khăn và vuốt lại tóc
Cách vấn tóc của phụ nữ : (5) kết quả sau cùng
Cô gái trẻ Bắc Kỳ chải tóc

Người Việt còn dùng nhiều loại nón như nón quai thao, nón ngựa, nón cụ

Nón cô dâu (nón thượng) trong đám cưới ở Nam Kỳ năm 1935
Tập san BAVH số 1 Tháng 01-03/1918 – Nón Thượng, loại mũ của người phụ nữ An Nam
Tập san BAVH số 1 Tháng 01-03/1918 – Nón Thượng, loại mũ của người phụ nữ An Nam

Nón Thượng, loại mũ của người phụ nữ An Nam
Bài của Hồ Đắc Hàm, Giáo sư trường Hậu Bổ
(Tập san BAVH số 1/tháng 01-03/1918)- Người dịch: Đặng Như Tùng

Nón Thượng được làm ở làng Việt Yên Thượng (Việt Yên trên) tỉnh Hà Tĩnh, do đó lấy tên là nón Thượng. Ở miền Bắc Trung Kỳ, nón Thượng được gọi là nón Nghệ (nón của Nghệ An) vì nón được làm ở vài làng của tỉnh Nghệ An xưa gồm có đất tỉnh Hà Tĩnh.

Xưa kia đội nón thượng là một thời trang ở Huế, rất được các bà quý phái yêu chuộng. Nó được đội ở các tỉnh phía bắc Trung Kỳ, và nhất là ở Bắc Kỳ, nhưng hiện nay người ta có thể xem Bắc Kỳ như là đất của Huế xưa. Ở Huế thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp những bà già đội nón Thượng.

Hình chụp các cô gái đang làm nón quai thao (nón thượng)

Nón Thượng được cấu tạo bằng cốt tre lợp lá cọ. Hình dạng của nó tròn bẹt, vành nón thẳng đứng xuống làm cho nó như một cái nắp đậy một cái hộp tròn lớn. Đường kính nón khoảng 0m70, chiều cao vành 0m08. Ở giữa và phía trong nón có một cái chụp gọi là “cái sua” bằng tre đan đường kính 15cm và cao 5cm dùng để gắn cái nón lên đầu và giữ thăng bằng cho nón. Khi các bà đổ xô vào một cách lố lăng để diện nón Thượng thì hậu quả thật lạ lùng: người ta cho rằng các bà ấy đội trên đầu một cái đĩa lộn ngược hay nói đúng hơn một cái bánh tráng lớn.

Trong những ngày thường quai nón đơn giản làm bằng một sợi dây gai hay lụa. Trong những ngày lễ hội những sợi dây ấy được thay bằng một cái quai nón gọi là “bộ quai” màu đỏ, gồm có 24 sợi lụa kết lại với nhau, mỗi sợi có đường kính 2 ly mét, chia đôi thành hai nhánh, mỗi nhánh 12 sợi. Tất cả được nối lại phía đuôi bằng những tua dài cùng màu.

Phía trên của quai nón, mỗi phần có một cái móc gài bằng bạc được chạm trổ dùng để gắn vào hai bên của nón. Bộ phận bằng bạc này gồm có một phần cố định và một phần di động.

Bộ phận cố định có một lá mỏng kẹp nơi sườn của vành nón, đó là “bộ thẻ nón” (lá mỏng của nón) có cùng một chiều đứng với vành nón và có một cái khâu bạc.

Bộ phận di động gồm có một cái khâu để xuyên quai nón, chạm tinh vi một con dơi giữa hai quả tròn bằng bạc, tất cả hình thành một dây chuyền và một cái móc hình mỏ vịt (bộ mỏ vịt) móc vào khâu của lá mỏng.

Những dây lụa dài 1m được thắt gút lại ở giữa và thả dài xuống khoảng 20 phân. Phần cuối là những tua gồm 50 sợi cũng bằng lụa đỏ dài 0m50, chiều dài quai nón tất cả khoảng 1m30 do đó khi đội nón Thượng những tua lòng thòng xuống gần đến chân. Màu đỏ của sợi tơ được nổi lên bởi những sợi kim tuyến và của những sợi tơ nhiều màu. Những sợi tơ này được kết thành từng nhóm 20 sợi một rồi chúng lại kết thành một nhánh của quai nón. Nhìn tổng thể rất thanh nhã và có một sức hấp dẫn lớn về mặt trang trí…

Nếu nón Thượng dùng cho phụ nữ đội thì nón Gò Găng là nón dùng cho nam giới đội. Được gọi là nón Gò Găng vì nó được sản xuất chủ yếu ở làng Gò Găng tỉnh Bình Định. Nó là loại nón chằm bằng lá nhỏ và sáng, có hình chóp nón, được giới phong lưu nam cũng như nữ ưa chuộng, hiện giờ nó đã thay thế cho nón Thượng mà chúng ta vừa nói.

Ta nói thêm rằng kiểu trang phục cổ ấy hiện nay còn giữ lại trong hai trường hợp: Trong đoàn rước đám cưới mà nghi lễ buộc những người phụ nữ và cả cô dâu phải đội để trang trí trên đầu, và trường hợp thứ hai là trong ngày lễ cúng thần và trừ yểm ma quỷ: Người ta chú ý thấy rằng hiện nay những đồ mã làm để cúng một vị nữ thần có một chiếc nón bẹt. (Tập san BAVH – Những người bạn Cố đô Huế – Số 1 Tháng 01-03/1918)

Phụ nữ Bắc Bộ năm 1920-1929
Phụ nữ Bắc Bộ năm 1920-1929
Nón cô dâu trong một đám cưới xưa ở Mỹ Tho năm 1920-1929
Một phụ nữ Việt ở Saigon với nón cô dâu năm 1866

Một số kiểu búi tốc của người Việt khi xưa:

Kiểu trùm thêm khăn khi ra ngoài
Một kiểu búi tóc đẹp khi xưa
Một kiểu búi tóc đẹp khi xưa
Một kiểu búi tóc đẹp khi xưa
Kiểu tóc búi của cô gái trẻ Bắc Bộ năm 1920-1929 (con gái của ông Hoàng Trọng Phu – Tổng đóc Hà Đông)
Đông Dương 1896-1897 – Kiểu vấn tóc của phụ nữ Annam ở Saigon và ở Bắc Kỳ
Kiểu vấn tóc của phụ nữ Huế năm 1919-1926
Kiểu vấn tóc của phụ nữ Huế năm 1919-1926

Viết một bình luận