Những môn học trên thời khóa biểu của Tiểu học trước 1975 gợi lại những ký ức tươi đẹp tuổi học trò.

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng hòa gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất). Theo quy định của Hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, 82% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi theo học ở 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long, và Sa Đéc).

Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục. Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12–13 tiếng mỗi tuần. Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).

Chương trình tiểu học học các môn Việt văn, Đức dục, Công dân, Quốc sử, Địa lý, Toán, Vẽ, Khoa học, và Thể dục. Ngoài ra nữ học sinh thêm môn gia chánh.

Học sinh đi học một tuần năm ngày. Mỗi ngày học bốn tiếng đồng hồ. Năm học thì chia thành hai kỳ “lục cá nguyệt”.

Cách cho điểm: tối đa là 10 điểm. So sánh với cách chấm điểm của Mỹ thì 15-18/20 là A; 12-14/20 là B; 8-11/20 là C; 5-7/20 là D; dưới 4 là F.

Quay ngược thời gian mời bạn đọc cùng Góc Xưa nhìn lại thời khóa biểu ngày nào của Tiểu học xưa:

Thời khóa biểu của lớp Một bình thường tại trường Tiểu học Quảng Trị khi xưa
Thời khóa biểu của lớp Hai + Ba bình thường tại trường Tiểu học Quảng Trị khi xưa
Thời khóa biểu của lớp Bốn + Năm bình thường tại trường Tiểu học Quảng Trị khi xưa
Thời khóa biểu của lớp Bốn + Năm luân phiên tại trường Tiểu học Quảng Trị khi xưa

Môn Hoạt động thanh niên, thường sinh hoạt ngoài trời, có tính tập thể. Bao gồm các động tác, trò chơi, bài hát và những bài học thú vị… Có thể áp dụng trong các buổi cắm trại, lửa trại, sinh hoạt cộng đồng.

Một giờ học Hoạt động Thanh Niên khi xưa

Tiểu học có môn Đức Dục , khi lên trung học là môn Công Dân Giáo Dục .

Sách công dân giáo dục lớp Ba khi xưa

Có giờ Chơi-hát , khoảng thời gian dành cho các em thư giãn một chút bằng trò chơi hoặc bài hát (lớp Một mà, còn bé lắm)

Khoa học thường thức :

Khoa học thường thức dậy về các sinh vật như cào cào .loại bò sát rắn Dưới nước cá Trên không như chim Tất cả phải vẽ hình và chú thích đàng hoàng Không vẽ được thì in bằng giấy cacbon miễn sao có hình để thầy chấm Vì lớp 3 làm sao vẽ Còn vệ sinh Đầu móng tay mặt quần áo gọn gàng sách vở sạch sẽ

Vệ sinh Toán pháp

Toán có 2 phần Toán đố và Toán pháp

Toán pháp là cộng trừ nhân chia kèm theo cộng trừ nhân chia phân số và các bài toán chia đúng cho 2.3.5

Sau các bài học toán,phần bài lúc nào cũng phần dạy các phương pháp tính nhẩm..kiểu các bà các cô tính tiền ngoài chợ..

Sách Toán Pháp lớp Tư

Lớp Tư và Ba có thêm

Văn-phạm

Sư-ký

Đia-lý

Làm-văn

Hinh-học

Môn công dân giáo dục từ lớp Tư dạy những điều căn bản khi ở ngoài xã hội như : ra đường phải đi lề phải, gặp đám tang đi ngang phải giở nón đứng lại nghiêm chào….còn Đức dục dạy phải ngay thẳng không nói dối, ăn uống có chừng mực, ăn coi nồi ngồi coi hướng..để rèn luyện bản thân.

Đức dục và Công dân đã được dạy ở Tiểu học. Tùy theo cấp lớp mà kiến thức được tăng lên.

Môn Thủ-công dạy nắn đất sét, làm chong chóng, xếp giấy…

Giáo viên lớp hồi đó dạy tất-cả các môn học theo thời-khóa-biểu  kể cả các Môn như nữ-công (thêu)

Sách Đức Dục lớp Năm
Sách Tập Đọc lớp Nhì
Sách vệ sinh bậc Tiểu Học – Tăng Cường Sức Khỏe, lớp Nhì
Sách Khoa học lớp Ba
Sách Quốc Sử lớp Nhất
Một bài trong sách Quốc Sử lớp Nhất
Sách Em học vần của lớp Năm
Sách em học toán của lớp Tư
Sách em học địa lý của lớp Ba

Đối với giáo dục tiểu học ở miền Nam từ sau năm 1955, dù chương trình giáo dục là thống nhất, nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, không chỉ do nhà nước ấn hành (thông qua Bộ Quốc gia Giáo dục) mà còn do nhiều nhà xuất bản tư nhân thực hiện và ấn hành. Tất cả các nhà soạn sách đều phải tuân theo các nguyên tắc căn bản của nền giáo dục là nhân bản, dân tộc và khai phóng, tuân theo các đặc tính cơ bản của giáo dục tiểu học, được in ở đầu chương trình.

Viết một bình luận