Bất ngờ khi bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay lại là nhà thương Grall xưa nhất tại Sài Gòn

Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM có tiền thân là Bệnh viện Grall, một trong những bệnh viện lâu đời và có khuôn viên đẹp nhất của Sài Gòn xưa.

Cổng Bệnh viện quân đội, trước 1975 là nhà thương Grall, nay là Bệnh viện Nhi đồng 2

Vào năm 1862, Quân đội Pháp thành lập Bệnh viện Quân sự (Tiếng Pháp là Hôpital militaire) khi họ mới xâm chiếm Nam Kỳ. Cơ sở này vào cuối thập niên 1870 chuyển về số 14 rue Lagrandière, tức địa điểm hiện nay (14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

Cổng chính Bệnh viện Quân đội Pháp. Việc thành lập một bệnh viện quân sự đã được người Pháp quyết định ngay khi Sài Gòn bị chiếm vào năm 1859, nhưng các tòa nhà cuối cùng mãi đến khoảng năm 1873-1874 mới được xây dựng, trên đường La Grandière (đường Gia Long trước 1975, ngày nay là Lý Tự Trọng).

Tại cơ sở này nhà bác học Albert Calmette đã thành lập Viện Pasteur (Pasteur-Institut) đầu tiên ở ngoài nước Pháp vào năm 1891.Cơ sở này nằm trên đường Hôpital gần bệnh viện có nhiệm vụ nghiên cứu vaccine chống bệnh dại và bệnh đậu mùa, nghiên cứu các bệnh lý nhiệt đới, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang…

Cổng Bệnh viện Quân Đội, sau này là Bệnh viện Grall va Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện quân đội, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện Quân đội, khoa phẫu thuật. Nay là Bệnh viện Nhi đồng 2
Bệnh viện quân đội, sau này là nhà thương Đồn Đất (Hôpital Grall)
nay là Bệnh viện Nhi đồng 2
Bệnh viện Quân đội, sau này là Nhà thương Grall, sau 1975 là BV Nhi đồng 2

Do có Viện Pasteur, nên vào năm 1897, con đường Hôpital đổi tên thành đường Pasteur cho phù hợp.Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển và nghiên cứu điều trị các bệnh dịch, Viện Pasteur cần được mở rộng, Viện Pasteur mới được xây dựng trên đường Pellerin vào năm 1905 (vị trí hiện nay) và sau đó còn có thêm Viện Pasteur Hà Nội rồi tiếp theo là Ðà Lạt. Và con đường Pellerin đổi tên thành Pasteur. Xin nói thêm, cũng vào năm 1905, do cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ.

Bệnh viện Grall

Như vậy ở Sài Gòn có hai con đường mang tên Pasteur, một ngắn thuộc khu Bến Nghé quận 1 và một dài thuộc khu Tân Ðịnh quận 3. Mãi cho đến năm 1955, con đường Pasteur ở quận 1 mới được chính quyền thời Ðệ Nhất Cộng hoà đổi tên thành đường Ðồn Ðất và bệnh viện Grall đổi tên thành Nhà thương Ðồn Ðất theo tên gốc nhà thương tọa lạc trên mảnh đất của Ðồn Ðất, giống như Nhà thương Chợ Rẫy trên mảnh đất trồng rẫy của người Hoa Chợ Lớn vậy. Mặc dầu tên bệnh viện có thay đổi, người Pháp về nước nhưng dân chúng người Việt khá giả theo Tây học vẫn quen gọi là bệnh viện Grall, chỉ có người bình dân mới gọi là nhà thương Ðồn Ðất.

Trước 1975 là đường Đồn Đất, nay là đường Thái Văn Lung.
Đường đi vào Bệnh viện Quân đội Pháp từ Bến Bạch Đằng. Cuối con đường lên dốc là cổng chính của Bệnh viện.
Đường Lagrandière phía trước BV Quân đội Pháp
Trước 1975 là đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng
Quang cảnh lối vào bệnh viện từ đường La Grandière, nay là đường Lý Tự Trọng

Ðến năm 1925, Bệnh viện quân đội trở thành bệnh viện đa khoa và đổi tên thành bệnh viện Grall, để vinh danh cựu Tổng Thanh tra Y tế Nam kỳ, bác sĩ Charles Grall. Dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall đã mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ. Bệnh viện Grall là một bệnh viện lớn ở Sài Gòn hoạt động từ năm 1925 đến 1978.

Nhà thương Grall năm 1925

Bệnh viện được xây dựng bằng khung sắt tiền chế, theo thiết kế của Trung tá J. Varaigne, Giám đốc ban thiết kế của trung đoàn Thủy quân Lục chiến và phụ tá của ông, Ðại úy AA Du Pommier. Bệnh viện do các bác sĩ người Pháp điều hành và điều trị cho binh lính và sĩ quan cũng như công chức thuộc địa Pháp – Việt. Xem tài liệu hình ảnh các công trình xây dựng của người Pháp trong giai đoạn phát triển Sài Gòn vào những năm cuối và đầu thập niên 70 của thế kỷ 19, kiểu kiến trúc của bệnh viện Quân đội tương tự  kiến trúc trại lính bộ binh của binh đoàn số 11 Caserne infanterie coloniale xây dựng trên đường Norodom (sau năm 1955 các trại lính này đổi tên Thành Cộng Hoà).

Bệnh viện Grall, còn gọi là Nhà Thương Đồn Đất, sau 1975 đổi thành Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện Grall
Quang cảnh trục đường nội khu lối đi chính của bệnh viện
Quang cảnh các dãy nhà của bệnh viện (chụp từ bên trái)
Mặt bên của các dãy lầu bệnh viện
Khoa điều trị của sĩ quan cấp cao tại bệnh viện

Bệnh viện được lắp đặt thành những toà nhà liên kết các khung sắt thông qua những cầu nổi kết nối với nhau, mái hiên rộng, thoáng trên nền móng đá granit. Vật liệu xây dựng hầu hết được đem từ Pháp sang. Trong khuôn viên bệnh viện trồng nhiều cây xanh, nhất là những hàng me rợp bóng đến ngày nay vẫn còn một số khá nhiều so với những con đường từng nổi tiếng rợp lá me bay trong thơ ca như đường Duy Tân hiện nay chẳng hạn. Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu mang từ Pháp sang.

Trong khuôn viên bệnh viện trồng nhiều cây xanh, nhất là những hàng me rợp bóng đến ngày nay vẫn còn một số khá nhiều so với những con đường từng nổi tiếng rợp lá me bay trong thơ ca như đường Duy Tân hiện nay chẳng hạn.
Trong khuôn viên bệnh viện trồng nhiều cây xanh, nhất là những hàng me rợp bóng
Một con đường với hai hàng cây trong khuôn viên bệnh viện quân đội Pháp tại Saigon năm 1885, nay là BV Nhi Đồng 2 (trước 1975 là nhà thương Grall)
Bệnh viện Grall

Tháng Tư năm 1945 thời Đệ nhị Thế chiến bệnh viện bị trúng bom, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.

Bệnh viện Grall năm 1947

Năm 1956 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Pháp ký biên bản tiếp tục điều hành Bệnh viện Grall, thuộc Bộ Ngoại giao Pháp. Bệnh viện có 560 giường.

Bệnh viện Grall năm 1965, nay là Nhi Đồng 2 năm 1965

Ngày 3 Tháng 11, 1966 Bệnh viện trúng pháo của Việt Cộng. Vào cuối Tháng Tư, 1975 trong đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn, Bệnh viện Grall bị tràn ngập, bệnh nhân trọng thương vì chiến trận lên đến 222 người chỉ trong ba ngày cuối cùng.

Bệnh viện Grall năm 1974
Bệnh viện Grall năm 1975
Những hình ảnh cuối cùng của Bệnh viện Grall
Những hình ảnh cuối cùng của Bệnh viện Grall

Năm 1976 Bệnh viện Grall chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và người Pháp rút đi. Năm 1978 Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2, chấm dứt thời kỳ bệnh viện tổng quát và trở thành bệnh viện chuyên môn nhi khoa.

Từ 2-9-2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ ( đã sử dụng trên một trăm năm ).

Hiện tại bệnh viện đang có dự án sữa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học Oxford và Wellcome-Trust tài trợ.

Một số hình ảnh về bệnh viện Grall ngày đó:

Toàn cảnh Bệnh viện Grall, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2
Toàn cảnh Bệnh viện Grall, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bệnh viện Grall, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2
Cổng chính bệnh viện Nhi đồng 2 trên đường Lý Tự Trọng năm 2016
Bệnh viện Grall
Cảnh bên hành lang bệnh viện Grall năm 1947
Cảnh bên hành lang bệnh viện Grall năm 1947
Cảnh bên hành lang bệnh viện Grall năm 1947
Cảnh một ca khám ngày đó tại bệnh viện Grall
ảnh một ca khám ngày đó tại bệnh viện Grall
Các bác sĩ trong khuôn viên bệnh viện Grall
Bác sĩ Jacques Teyssier (BS Nhi khoa 1969-1971 và 1973-1975) tại Bệnh viện Grall Sài Gòn vào năm 1970 với một vài y tá tại Khoa Nhi (110 giường)
Ảnh một số y bác sĩ ngày đó của bệnh viện Grall

Tuy nhiên, khoảng 2h ngày 10 tháng 4 năm 2021, cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 nằm ở số 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã bị một chiếc xe ô tô tông đổ.

Cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 bị tông sập.
Cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 trước khi bị tông sập.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay

Viết một bình luận