Loạt ảnh dinh thự tráng lệ đến khó tin của Madame Trần Lệ Xuân tại Đà Lạt

Khu dinh thự của Trần Lệ Xuân – Ngô Đình Nhu ở Đà lạt tráng lệ đến khó tin, được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém gì những cơ sở quân sự trọng yếu.


Nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây TP Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với cuộc đời Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất của thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960.

Khu biệt điện vợ chồng Trần Lệ Xuân – Ngô Đình Nhu cho xây dựng năm 1958 trên một khuôn viên rộng tới 13.000m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó các công trình chính là 3 ngôi biệt thự mang những cái tên mỹ miều: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.


Biệt thự Bạch Ngọc (trong ảnh) là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các sĩ quan cao cấp thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa.


Biệt thự này có một bể bơi nước nóng ở rất rộng ở phía trước. Đây là bể bơi nước nóng duy nhất của toàn miền Nam thời điểm đó.


Biệt thự Lam Ngọc là tư gia của Trần Lệ Xuân – Ngô Đình Nhu. Ông bà Nhu thường nghỉ ở đây mỗi khi đáp máy bay lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần.


Phía sau biệt thự Lam Ngọc là một vườn hoa tuyệt đẹp do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế, nên được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Trong vườn hoa có một hồ nước, khi bơm đầy nước thì mặt hồ sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam.


Để đề phòng bị tấn công bất ngờ, trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm.


Biệt thự Hồng Ngọc, biệt thự cuối cùng của khu biệt điện được Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cha mình là ông Trần Văn Chương – thời điểm đó đang là đại sứ Việt Nam cộng hòa tại Mỹ. Tuy vậy, ông Chương chưa kịp ở thì chế độ Diệm – Nhu đã bị lật đổ.


Ba ngôi biệt thự Bạch Ngọc, Hồng Ngọc, Lam Ngọc không chỉ có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà còn kết hợp hoàn hảo với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế rất đẹp trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông xứ Lang Biang.


Dược coi là “sân sau” của gia đình quyền lực nhất VNCH thời điểm đó nên khu biệt điện được huy động tối đa trí lực, nhân lực và vật lực cho việc xây dựng. Sau khi hoàn thành, nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém gì những cơ sở quân sự trọng yếu.


Tuy nhiên, sự tồn tại của biệt điện Trần Lệ Xuân chỉ kéo dài được 5 năm đến khi cuộc chính biến 1963 xảy ra. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây nguyên.


Đến năm 1975, trong cuộc tháo chạy của chế độ cũ, rất nhiều tài sản có giá trị của biệt điện, gồm các đồ dùng của gia đình Trần Lệ Xuân cũng như các cổ vật của bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên đã bị đưa ra nước ngoài. Chỉ còn một số ít hiện vật cồng kềnh hoặc ít có giá trị còn được lưu giữ.


Sau 1975, chính quyền mới đã tiếp quản và gìn giữ nơi này như một phần tài sản quốc gia. Đến năm 2007, khu biệt lịch sử chính thức trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ và trưng bày Mộc bản triều Nguyễn cùng nhiều tư liệu lịch sử về chủ quền biển đảo phục vụ như cầu tham quan, nghiên cứu của các tầng lớp nhân dân..

Bà Trần Lệ Xuân

Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội.[1] cũng có tài liệu nói sinh tại Huế.[2] Ông nội là tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông còn vợ ông Trần Văn Thông là em gái ông Bùi Quang Chiêu. Cha bà là luật sư Trần Văn Chương (1898 – 1986) từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi bộ trưởng Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ. Mẹ của bà Trần Lệ Xuân tên Thân Thị Nam Trân (1910–1986) – con gái Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề, cháu ngoại của vua Đồng Khánh.

Trần Lệ Xuân là con gái thứ hai của luật sư Trần Văn Chương và bà Thân Thị Nam Trân. Hai người sinh được ba người con: Trần Lệ Chi, Trần Lệ Xuân và Trần Văn Khiêm.[3] Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và theo đạo Công giáo của nhà chồng.

Bà là dân biểu trong Quốc hội thời Đệ Nhất Cộng hòa cùng là chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới (một tổ chức ngoại vi của đảng Cần lao). Tuy nhiên địa vị quan trọng hơn là “Bà Cố vấn” vì bà là vợ của Ngô Đình Nhu, em trai và cũng là cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm. Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ Nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, dư luận quần chúng cho rằng Trần Lệ Xuân là người cậy thế gia đình họ Ngô mà lộng quyền. Việc tổng thống Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và người em út Ngô Đình Luyện tham gia vào chính sự tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.

Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là “áo dài Trần Lệ Xuân”) tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Loại áo dài này vẫn thịnh hành đến ngày hôm nay. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được người dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

Bà Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường trong thời gian từ năm 1955 đến 1963, làm Chủ tịch một tổ chức phụ nữ chuyên ủng hộ gia đình họ Ngô; vận động các luật liên quan đến hôn nhân gia đình; thúc đẩy việc thông qua các luật phản đối liên quan đến những vấn đề như nạo thai, ngoại tình, thi hoa hậu, đấm bốc… Bà cũng được cho là ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ thuốc phiện. Bà Trần Lệ Xuân cũng bị lên án vì đã thâu tóm nhiều quyền lực và của cải, sự lộng quyền và những phát biểu cay độc trong vụ tự thiêu của các nhà sư nhằm phản đối việc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sau khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đảo chính và ám sát năm 1963, bà buộc phải đi lưu vong sang Ý cho đến cuối đời.

Viết một bình luận