Thú vị với biểu tượng CEE cùng ý nghĩa dòng chữ ấy trên các trạm biến áp Sài Gòn xưa

Ngày nay khi dạo quanh Sài Gòn, tìm về những công trình kiến trúc xưa, ta rất dễ bắt gặp những trạm biến áp được xây theo kiến trúc Pháp và được in dòng chữ CEE nổi bật trên đó. Vậy CEE là gì? sao người ta lại in dòng chữ nổi ấy?

CEE là cụm từ được viết tắt của Compagine des et d’Électricité de Saigon, nghĩa là Công ty điện nước Sài Gòn. Đây là công ty thành lập từ hơn 120 năm trước, ban đầu là cung cấp nước cho các vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả Nam Vang (Phnompenh).

Khi ấy CEE chuyên cung cấp nước còn điện thì do công ty SEVS- Société d hèÉlectricité de Saigon- một công ty điện thành lập vào năm 1896. SEVS được thành lập và phát triển mạnh, công ty đã khai trương trạm phát điện xoay chiều đầu tiên trên đường Nationale (nay là đường Hai Bà Trưng). Đến năm 1908 công ty SEVS  bắt đầu là công ty cung cấp điện chiếu sáng cho đường phố trong vùng trung tâm Sài Gòn. Đến năm 1909, CEE đã mua lại một công ty điện là SEVS, từ đó trở thành nhà cung cấp điện và nước cho cả Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh.

CEE được xây dựng với logo khá đơn giản, chữ cái “C “như một vòng cung khuyết beo trọn hai chữ “E”. CEE được in nổi trên các trạm biến áp, và trở thành một biểu tượng của Sài Gòn lúc ấy.

Sau đây mời các bạn cùng quay ngược thời gian, nhìn lại những bức ảnh về biểu tượng ngày nào:

Hình ảnh trạm biến áp CEE qua các năm tại Tân Bình

Năm 1955, Pháp hoàn toàn chấm dứt và rút khỏi khỏi Việt Nam nhưng CEE vẫn tiếp tục được hoạt động vì những khế ước  mà CEE ký với chính quyền chủ quản đều có hiệu lực đến ngày 31/12/1967. Từ năm 1968, khi các khế ước đã hết hiệu lực thì các trạm biến áp về sau được xây dựng cad ghi là SĐL (viết tắt của Sở Điện Lực).

Ngày nay, bạn có thể gặp các trạm biến điện của CEE trên đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Pasteur,Lê Quang Định, Lương Nhữ Học…

Viết một bình luận