Chiêm nghiệm ảnh xưa trong quyển “Voyage de I’Égypte à I’Indochine”

Từ hoa khôi An Nam, công chúa Campuchia,…cho đến những người Ấn Độ định cư ở Sài Gòn… đều là những bức ảnh chân dung ấn tượng về những cư dân ở Đông Dương trước năm 1880. Bên cạnh đó, tác giả cũng ghi nhận lại nhiều khung cảnh ở Đông Dương, dòng thác Trị An (Đồng Nai), những con đường đất nông thôn ở Hà Nội, hệ thống kênh rạch ở Hải Phòng….Dưới đây chính là tuyển tập những hình ảnh được trích từ bộ sưu tập ảnh “Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương” (Voyage de l’Égypte à l’Indochine) của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880.

Cảnh tổng quát Thành Hà Nội hay Kẻ Chợ – thủ phủ của Bắc Kỳ

Cửa Đông Thành Hà Nội (bìa phải hình nhìn thấy cột cờ, bên trái nhìn thấy tháp canh trên cửa Đông Nam)

Khu nhượng địa của Pháp tại Hải Phòng khi đang xây dựng

Một lưu vực sông ở Nam Định

Cảnh sinh hoạt và nhà cửa ở phố Hàng Chiếu xưa của Hà Nội. Cảnh thật quá bề bộn, luộm thuộm!

Chùa Báo Ân ở Hà Nội – Người Pháp gọi ngôi chùa này là chùa Khổ Hình (Pagode des Supplices), nằm tại vị trí Bưu điện Hà Nội ngày nay. Tháp Hòa Phong trên hè phố Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Gươm là cổng vào chùa và là phần duy nhất còn lại của ngôi chùa này ngày nay.

Làng Gò Vấp – vùng phụ cận Sài Gòn

Thác Trị An trên sông Đồng Nai

Sông Saigon – Là một phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ rạch Chàm ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước), rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới giữa Bình Phước và Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua Bình Dương hợp với sông Đồng Nai đổ ra biển.

Xe bò trong rừng cây dầu

Rừng Phước Linh – Thân cây bằng lăng bị đốn hạ

Làng của người Annam – Khi thủy triều xuống, những chiếc thuyền trơ trội trên phần đất liền của người bản xứ

Tân Tuần Phủ Hải Dương – Ông Đặng Xuân Bảng

Cô gái Campuchia chơi đàn Chapey (đàn ghita 4 dây)

Toàn cảnh sông Saigon và rạch Bến Nghé nhìn từ nóc tòa nhà Bến Nhà Rồng

Hàng trên: Người phụ nữ Hoa tại Saigon – Người đàn ông Hoa tại Saigon – Phụ nữ Cam Bốt. Hàng dưới: Phụ nữ Annam – Phan Thanh Giản, vị phó vương (kinh lược sứ) cuối cùng của 3 tỉnh miền tây Nam kỳ (Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên)

Làng của người Annam. Ngôi nhà cạnh bờ sông, lúc thủy triều xuống (Nam Kỳ)

Theo thứ tự từ trái sang và từ trên xuống dưới: Người Annam gánh than củi – Pétrus Trương Vĩnh Ký – Ba Thương, Đốc phủ sứ tại Sài Gòn (ông Ba Tường, tức ông Tôn Thọ Tường) – Phụ nữ Annam – Phụ nữ Cam Bốt – Người Ấn Độ (tại Sài Gòn)

Bờ sông Saigon

Phụ nữ Annam – Một người Hoa gánh nước – Gia đình người Ấn ở Sài Gòn – Tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương – một trong những phú hào giàu nhất Nam Kỳ thời bấy giờ) – Phụ nữ Ấn – Người đàn ông Annam

Cảnh Sài Gò nhìn từ nóc của Bến Nhà Rồng

Những hình ảnh Việt Nam trong bộ sưu tập ảnh “Chuyến đi từ Ai Cập tới Đông Dương” của hai nhà nhiếp ảnh Hippolyte Arnoux và Emile Gsell, xuất bản năm 1880.

Hinh ảnh của những người An Nam trong bộ sưu tập ảnh

Công chúa Campuchia – Cậu bé thuộc dòng dõi quý tộc Campuchia – Người phụ nữ An Nam đứng cạnh người phụ nữ Hoa – Thiếu nữ An Nam và người đàn ông người Hoa – Tiều phu An Nam – Hai cô gái An Nam

Hình ảnh Đông Dương trong bộ sưu tập của hai nhiếp ảnh gia

Hình ảnh Nam Kỳ ở những khu vực: Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho,…

Sông Meekong – Giới thượng lưu An Nam – Trò cờ bạc của người Hoa – Ngôi chùa ở Chợ Lớn – Một người Campuchia giàu có ngồi trên võng 4 người khiêng – Tốp binh lính An Nam

Dinh Toàn quyền – Hút thuốc phiện ở Sài Gòn – Kênh Chợ Vải (sau này lấp lại thành đại lộ Nguyễn Huệ) – Binh lính An Nam – Gia đình người Ấn Độ ở Sài Gòn

Toàn cảnh rạch Bến Nghé và sông Saigon – Khoảng 20 năm sau ngày Pháp chiếm Sài Gòn. Trong ảnh nhìn thấy đầu hồi cánh trái Dinh Norodom (gần bên trái ảnh) và tháp nhà thờ của tu viện Sainte Enfance do Nguyễn Trường Tộ thiết kế (nằm cạnh khu vực Ba Son, nay là Dòng Thánh Phaolô).

Sông Sài Gòn và cột cờ Thủ ngữ nằm bên trái bức hình

Rạch Bến Nghé – Ở đường chân trời khoảng gần giữa ảnh nhìn thấy phần mái của Dinh Norodom (phía trên tòa nhà có mảng tường đầu hồi màu sáng nhất)

Bản đồ Sài Gòn năm 1873

Viết một bình luận