Sài Gòn của những tháng ngày xưa cũ trong bộ ảnh “đẹp lạ mê hồn người” (Phần 4)

Phần cuối cùng trong bộ sưu tập hình ảnh về “Sài Gòn năm xưa” đẹp đến mê hồn người! 

Không biết tự lúc nào mà Sài Gòn đã trở thành thành phố khiến bao người nhung nhớ và luyến lưu, đã một lần đặt chân đến thì không nỡ rời xa. Trong suốt chiều dài lịch sử, Sài Gòn đã không ngừng tiếp thu cùng chắt lọc những tinh hoa văn hóa từ phương Tây. Để rồi, mang những cái mới đó, chuyển giao với những cái đã cũ, sự xen lẫn giữa Đông – Tây, giữa Á – Âu đã tạo nên cho Sài Gòn nét độc đáo riêng mà không thể lẫn vào đâu được, khiến bao người say mê và chìm đắm….

Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11, được giới hạn bởi các con đường Lê Duẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thị Minh Khai và Mạc Đĩnh Chi. Dưới thời VNCH, chính quyền đổi tên thành Thành Cộng hòa. Ngày nay, đây là khu vực tương ứng với diện tích gồm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Dược Đại học Y Dược, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Một buổi hát khách ngoài trời…

Grand Hotel Saigon – Một trong những khách sạn sang trọng ở đường Tự Do, được khởi công xây dựng năm 1929 với 68 phòng, gần với một khách sạn nhỏ cùng tên là Grand Hôtel de la Rotonde.

Bến đò ngang ở cảng Sài Gòn – Phía xa là Bến Nhà Rồng

Ghe bán củi trên sông Sài Gòn

Chợ Bến Thành – Được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố.

Chợ cũ Sài Gòn

Giờ tan lễ ở Nhà thờ Đức Bà – Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường Số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế), nhưng sau đó vì nhà thờ quá nhỏ nên năm 1863 Đô đốc Duperré đã quyết định khởi công xây dựng mới ở nơi khác bằng gỗ bên bờ Kinh Lớn (đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay và là vị trí của tòa Sun Wah hiện tại). Nhưng về sau vì tình trạng mối, mọt gỗ,…nên Nhà thờ Đức Bà mới được quyết định xây nên ở vị trí ngày nay vào năm 1880.

Rạch Bến Nghé – chợ Cầu Ông Lãnh

Bến xích lô bên cạnh Nhà hát Thành phố ở đường Catinat (sau này là đường Đồng Khởi)

Bên phải hình là Đền Kỷ niệm (sau này được đổi tên thành Đền thờ vua Hùng),  phía xa là Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam, cả hai đều được xây dựng bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Ghe thuyền trên rạch Bến Nghé

Rạch Bến Nghé và chợ Cầu Ông Lãnh năm 1940 – 1950

Nhà Rồng, văn phòng của hãng tàu biển Messagerie Maritimes (MM)

Cảng Sài Gòn – Bến của hãng tàu “Chargeurs Réunis”

Bến cảng của hãng tàu Chargeurs Réunis năm 1930

Đờng Sài Gòn – Thủ Đức

Gia đình voi trong Sở Thú Sài Gòn

Sân danh dự trường trung học Pétrus Ký – Sau năm 1975 thì trường đổi tên thành THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Đây được xem là một trong 5 trường Trung học Phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục tốt nhất miền Nam hiện nay.

Khách sạn Majestic nằm cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường Đồng Khởi, khu vực trung tâm Thành phố. Sau năm 1975, Majestic Hotel đổi tên là Khách sạn Cửu Long, nhưng tên giao dịch vẫn là Majestic, thuộc quyền quản lý của Sở Du lịch Thành phố.

Trường Nữ tiểu học Tôn Thọ Tường, trước năm 1975 là Tiểu học Phan Văn Trị, sau 1975 là THPT Ernst Thälmann nằm ở số 6 đường Trần Hưng Đạo Quận 1

Khuôn viên phía trước Nhà hát Thành phố đầu thập niên 1950

Quảng trường Quách Thị Trang năm 1970

Rạch và chợ Thị Nghè

Lăng Ông Lê Văn Duyệt – Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông, và hay gọi gộp là “lăng Ông bà Chiểu”

Saigon Palace Hotel nằm ở số 8 đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi). Đến năm 1958, khách sạn có thêm tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán và tồn tại đến năm 1975.

Khách sạn Grand Sài Gòn – Được xây dựng năm 1929 ở số 8 rue Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Sau khi khách sạn được bán cho Luciani (một cựu cai ngục Pháp lai Corse ở Khám Lớn Sài Gòn và nhà tù Côn Đảo) thì khách sạn Grand-Hôtel thành Saigon Palace.

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa: Trung tâm rạch Thị Nghè – Bến xe xích lô máy – Một con rạch khác ở Chợ Lớn – Đại lộ Charner (sau này đổi tên thành đường Nguyễn Huệ)

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa: Dinh Gia Long – Trường Tôn Thọ Tường (sau này là trường THPT Ernst Thälmann) – Kinh Tàu Hủ – Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn cạnh bên Vườn Tao Đàn

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa: Một ngân hàng của người Hoa – Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) nằm ở trung tâm Sài Gòn góc đại lộ Charner và Bonnard (sau này đổi tên thành đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi) – Bến xe đường Nguyễn Thái Học nhìn về hướng cầu Ông Lãnh – Xem bói

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa: Khách sạn Majestic Saigon – Quai de Belgique, sau này là đường Bến Chương Dương – ng trường Chiến sĩ (sau này là vị trí của Hồ Con Rùa và được gọi là Công trường Quốc tế) – Bệnh biện Grall (sau này được đổi tên thành bệnh viện Nhi đồng II)

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa: Club Nautique (Câu lạc bộ Thể thao dưới nước) – Kiosk bán sách – Thuyền bè trên sông Sài Gòn – Câu lạc bộ Hải Quân Pháp nằm trên đại lộ Thống Nhất, đoạn gần với Thảo Cầm Viên Sài Gòn (trước năm 1975 là trường CĐ Quốc Phòng, nay là Bảo tang Chiến dịch HCM)

Những hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn xưa

Cầu Thị Nghè bắc ngang kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ở sau Thảo Cầm Viên Sài Gòn năm 1947

Cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè ở Vườn Bách Thú Sài Gòn

Gánh hàng rong – Một hình ảnh quen thuộc trong tâm trí người Sài Gòn xưa

Xáng hút bùn nạo vét kênh rạch

Đại lộ Charner hướng nhìn về sông Sài Gòn – tào nhà bên phải hình là khách sạn Cosmopolitan của ông Wang Tai (Vương Thái). Đến năm 1882 chính quyền Pháp tại Sài Gòn mua lại tòa nhà để sửa chữa làm các văn phòng thuế vụ. Tuy nhiên, vì tòa nhà cũ không đáp ứng được nhu cầu nên nó đã được phá đi để xây tòa nhà mới theo thiết kế của kiến trúc sư Foulhoux, hoàn thành vào năm 1887 để trở thành tòa nhà Hôtel des Douanes mà ngày nay là tòa nhà Hải quan ở Bến Bạch Đằng đầu đường Nguyễn Huệ.

Cảnh sửa đường cho đại lộ Nguyễn Huệ ngày xưa

Xe tang của người Hoa được trang trí rất cầu kỳ với các họa tiết mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.

Đi kèm xe tang là kiệu thờ, lọng che và nhiều cờ phướn cỡ lớn.

Cối giã gạo

Gò Vấp – Những cột đèn hai bên đường là đèn dầu hỏa, mỗi chiều tối có nhân viên đi thắp từng ngọn đèn dầu này

Vùng nội thành Sài Gòn

Ghe thuyền san sát nhau thành những ngôi nhà “di động” ở trên kinh Tàu Hủ – Rạch Bến Nghé, phía xa là cầu quay Khánh Hội

Rue Catinat, trước năm 1975 là đường Tự Do, sau này chính phủ đổi tên thành đường Đồng Khởi

Viết một bình luận