Sài Gòn những năm 1974 với loạt ảnh của phó nháy người  Đức Gerd Nielsen 

Mời các bạn độc giả cùng Gocxua ngắm nhìn lại Sài Gòn những năm 1974 với loạt ảnh của phó nháy người  Đức Gerd Nielsen về ngã sáu Phù Đổng nhộn nhịp, đền thờ Hindu giáo tôn nghiêm, chợ cóc vỉa hè độc đáo…

Ngã sáu Phù Đổng
Đường Phạm Hồng Thái
Góc Trương Công Định-Phạm Hồng Thái
Phía xa sau cột điện nhìn thấy panô quảng cáo đồng hồ SEIKO nơi ngã sáu Phù Đổng.
Đường Phan Bội Châu, cửa Đông Chợ Bến Thành
Trang phục của phụ nữ ngày ấy là áo bà ba, áo dài
Chùa Ấn giáo đường Trương Công Định nay là đường Trương Định Q1.

Chùa Ấn (chùa bà Ấn) tọa lạc tại số 45 Trương Định, Q.1, góc giao với đường Lê Thánh Tôn, chùa được xây dựng vào năm 1885 bởi cộng đồng người Ấn sinh sống và làm ăn tại khu vực này. Ban đầu đây chỉ là một ngôi đền nhỏ lợp mái tôn và chỉ dành cho những người theo đạo Hindu thờ cúng. Tới năm 1950 – 1952, toàn bộ ngôi đền được xây dựng lại với kiến trúc giống các ngôi đền Hindu ở miền Nam Ấn Độ và còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nhiều vật liệu trong đền thờ và các tượng thần đều nhập từ Ấn Độ, và do chính thợ thủ công người Tamil xây dựng.

Tên gốc của chùa Mariamman gắn với truyền thuyết về nữ thần Mariamman – nữ thần gắn với sự màu mỡ và mưa thuận gió hòa ở miền nam Ấn Độ. Bà là hình ảnh một người phụ nữ trẻ xinh đẹp với khuôn mặt hung đỏ, trang phục màu đỏ, có nhiều tay tượng trưng cho nhiều sức mạnh nhưng đôi khi cũng chỉ có hai hoặc bốn tay. Tượng bà Mariamman thường được tạc ở tư thế ngồi hay đứng, một tay cầm đinh ba, một tay bưng chén cơm.

Nữ thần Mariamman
Đây là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong số các ngôi đền Hindu
Chợ cóc ở vỉa hè nhìn từ gác thượng đền thờ Hindu giáo
Chợ Sài Gòn ngày ấy
Mặt sau cửa Bắc chợ Sài-Gòn, đường Lê Thánh Tôn, dòng xe hướng về đường Phan Châu Trinh
Mặt sau cửa Bắc chợ Sài-Gòn, đường Lê Thánh Tôn, dòng xe hướng về đường Phan Châu Trinh
Đường Phan Châu Trinh phía cửa tây chợ Bến Thành
Đường Nguyễn An Ninh
Dãy nhà mái ngói phía xa là đường Trương Công Định
Ngã ba Phan Phú Tiên-Đồng Khánh. Bên phải là Nhà hàng BÁT ĐẠT, Rạp TÂN VIỆT
Góc ngã tư Đồng Khánh-Tổng Đốc Phương
Ngả tư Đồng Khánh-Phùng Hưng
Hội quán Hà Chương số 802 Nguyễn Trãi

Hội quán Hà Chương có tên Hội quán Chương Châu, hay còn được gọi là chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương. Chùa hiện tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường Tổng Đốc Phương
Chùa Vĩnh Nghiêm, đường Công Lý
Gác chuông Chùa Vĩnh Nghiêm, đường Công Lý
Công trường Lam Sơn và tòa nhà Hạ Nghị Viện ( lúc này Thượng Nghị Viện đã chuyển qua hội trường Diên Hồng, Bến Chương Dương )
Công viên Đống Đa & Tòa Đô Chánh Sài-Gòn
Trẻ con ngày đó ở công viên Đống Đa
Nhà thờ Huyện Sỹ đường Bùi Chu, nay là Tôn Thất Tùng
Các quý cô sành điệu ở Sài Gòn ngày ấy
Tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh
Thủ Đức năm 1974 dưới ống kính Gerd Nielsen
Thủ Đức năm 1974 dưới ống kính Gerd Nielsen
Nghĩa đạo ở Thủ Đức năm 1974
Thủ Đức và tuyến xe lửa chạy ngang ngày đó
Thủ Đức và tuyến xe lửa chạy ngang ngày đó
Thủ Đức và tuyến xe lửa chạy ngang ngày đó
Chợ Thủ Đức

Không những thế, dưới ống kính của phó nháy người  Đức Gerd Nielsen còn là chân dung của người dân Sài Gào dạo đó:

Những đứa trẻ năm 1974 có lẽ nay đã rất lớn rồi, nhưng nét hồn nhiên ấy vẫn còn động mãi trong ảnh của Gerd Nielsen
Nụ cười tươi sáng của cậu bé tật nguyền
Những gánh hàng rong trĩu nặng trôi đôi vai các bà các mẹ
Những gánh hàng rong trĩu nặng trôi đôi vai các bà các mẹ
Những gánh hàng rong trĩu nặng trôi đôi vai các bà các mẹ
Hình ảnh những chiếc xích lô ngày ấy
Hình ảnh những chiếc xích lô ngày ấy

Viết một bình luận