Sống lại ký ức về kênh Tàu Hủ nhộn nhịp, dưới bến thuyền xưa qua bộ ảnh hiếm (Phần 2)

Rạch Bến Nghé và kinh Tàu Hủ được người Pháp xưa gọi chung một cái tên là Arroyo Chinois. Và có một bài thơ cũng đề cập đến con kênh Tàu Hủ – Chợ Lớn như sau: 

“Uốn khúc ngoằn ngoèo chảy lượn quanh

Qua ngang Khánh Hội giữa đô thành

Chảy vào Chợ Quán  trôi lờ lững

Sáng lớn chiều ròng  một sắc đen…”

( Kinh Tàu Hủ – Nguyễn Tấn Bi)

Nhắc một chút về lịch sử hình thành của con kinh này, là vào năm Gia Long thứ 18 (tức Kỷ Mão năm 1819) vì rạch Chợ Lớn quá cạn hẹp nên vua ra lệnh đào thêm một con kinh đặt tên Tàu Hủ. Sau 3 tháng khởi công thì hoàn thành, con kinh dài chạy từ Đề Thông đến ngã tư sông Rạch Cát. Đến thời Pháp thuộc, nền kinh tế đường thủy cũng phát triển một cách rộng rãi nên đã mọc ra hàng loạt những bến cập hai bên hông kinh Tàu Hủ như bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Mỹ Tho,…- Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của khu vực Chợ Lớn.

Bến Nguyễn Duy – Kinh Đôi, bên kia là bến Phạm Thế Hiển với hàng trụ điện cao thế.

Toàn cảnh đoạn kinh Tàu Hủ chảy qua khu vực phía sau Chợ cũ của Chợ Lớn – Hình ghép 5 tấm ảnh của Emile Gsell chụp cảnh kênh Tàu Hủ đoạn chảy qua khu vực phía sau Chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866.

Rạch Bến Nghé khoảng năm 1896

Cảnh Rạch Bến Nghé gần cửa sông Sài Gòn năm 1896 – Tranh vẽ theo một bức ảnh của Gsell

Kinh Tàu Hủ của những năm 1898 – 1905

Kinh Tàu Hủ năm 1900, Bến Mỹ Tho và cầu Bình Tây ở phía xa, nhìn từ gần cầu Quới Đước nhìn về cầu Bình Tây – Nay là đường Võ Văn Kiệt

Kinh Tàu Hủ của những năm thập niên 1900

Cửa rạch Bến Nghé nơi đổ vào sông Sài Gòn năm 1903 – Hình chụp từ trên Cầu Quay Khánh Hội.

Đường rầy xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904, tuyến Đường Dưới chạy dọc kinh Tàu Hủ. Tuyến xe điện Saigon-Cholon Đường Trên chạy dọc theo đường Nguyễn Trãi

Đường rầy xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904 chạy dọc Kinh Tàu Hủ theo đường Dưới (bến Lê Quang Liêm trước năm 1975, nay là đường Võ Văn Kiệt). Bên kia kinh là đường Bến Bình Đông.

Tắm ngựa trên kinh Tàu Hủ cạnh cầu Xóm Chỉ năm 1904

Cầu Malabars bắc ngang kinh Tàu Hủ, con đường bên phải hình là Bến Bình Đông

Một nhà máy xay xát trên Bến Bình Đông, gần cầu Chữ U

Cầu qua Kinh Ngang số 2 năm 1920 – 1929

Một góc chụp xéo của cầu qua Kinh Ngang số 2

Bến Chương Dương năm 1920 – 1929

Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Củi năm 1920 – 1929. Phía bên trái là Bến Bình Đông. Bên phải là Bến Hàm Tử, qua khỏi đầu cầu Xóm Củi là tới Bến Lê Quang Liêm. Đường rầy là của tuyến xe lửa Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn chạy theo Đường Dưới (tuyến Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn thứ hai chạy theo Đường Trên, tức đường Nguyễn Trãi).

Cầu Chà Và ở đầu đường Vạn Kiếp, lối lên cầu cho người đi bộ từ bờ kinh Tàu Hủ phía Bến Bình Đông, cách cầu Malabars cũ (đầu đường Mạc Cửu) khoảng 50m. Bìa trái hình nhìn thấy toa xe điện tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn chạy theo Đường dưới (Route basse) dọc kinh Tàu Hủ. Đầu cầu bên này là Bến Bình Đông, bên kia là Bến Lê Quang Liêm (khi này là Quai de Mytho và nay là đường Võ văn Kiệt). Hai trụ vòm cổng portique có hệ thống tời poulie (ròng rọc) để nâng nhịp giữa lên vào những giờ theo quy định cho thuyền lớn chui qua.

Cửa kinh Vạn Kiếp đổ ra kinh Tàu Hủ – Nơi cây cầu trong hình này chính là đầu cầu Chà Và sau này. Bên trái là bờ kè đá của đường dốc lên cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Con kinh đổ vào kinh Tàu Hủ sau này được lấp đi làm thành đường Vạn Kiếp, và ở đầu đường Vạn Kiếp làm cây cầu Malabars mới tức cầu Chà Và để đi qua Quận 8. Hình trên đã gặp nhiều lần rồi, nhưng đây là tấm rõ nhất mới sưu tầm được.

Kinh Tàu Hủ và Quai de Mytho (Bến Mỹ Tho, sau này là Bến Lê Quang Liêm và cũng là đại lộ Võ Văn Kiệt ngày nay) đoạn cạnh bên khu vực cầu Vạn Kiếp (cầu Chà Và sau này). Góc dưới phải là bờ kè cửa rạch Xóm Củi phía bên Quận 8 (đối diện với kinh Vạn Kiếp phía bên kia kinh Tàu Hủ).

Kinh Tàu Hủ đoạn đối diện Nhà máy rượu Bình Tây năm 1920 – 1929. Người chụp đứng trên cầu Nhà Máy Rượu.

Cầu quay Khánh Hội và kinh Tàu Hủ (rạch Bến Nghé)

Cầu Móng năm 1920 – 1929

Kinh Tàu Hủ & Cầu Xóm Chỉ

Quai de Belgique năm 1923, nay là đường Bến Chương Dương – Bìa trái là Ngân Hàng Đông Dương, trước năm 1975 là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.

Cầu Mống năm 1923 – 1938, bên trái là đầu cầu phía quận 4, đường Bến Vân Đồn. Các xe bò đang xuống dốc cầu đi về phía Bến Chương Dương, Quận 1

Kinh Tàu Hủ năm 1925, phía xa là cầu chữ U nhìn thấy hai chân cầu hướng về phía ra Sài Gòn. Bên phải là Bến Bình Đông, bên trái là Quai de Mytho (sau này lần lượt đổi tên là Bến Lê Quang Liêm, Bến Trần Văn Kiểu và sau khi giải tỏa mở rộng đuờng thì trở thành Đại lộ Đông – Tây và nay đổi tên là Đại lộ Võ Văn Kiệt).

Nhà máy xay lúa trên Bến Bình Đông & Cầu Chữ U qua kinh Tàu Hủ – Hình phải: Ghe chở lúa trên kênh Hàu Hủ phía trước một nhà máy xay. Hình chụp nhìn về phía Sài Gòn, với cầu chữ U nhìn thấy ở phía bên trái hình.

Ghe thuyền chở hàng trên kinh Tàu Hủ năm 1925

Nhà máy ở khu vực Chợ Lớn, cập với kinh Tàu Hủ năm 1925

Các nhà máy xay xát gạo nằm dọc theo Kinh Tàu Hủ ở Chợ Lớn năm 1925. Vì vậy, các bao tải gạo phải được vận chuyển bằng xe thùng đến cảng Sài Gòn để chất lên tàu chở hàng.

Ghe thuyền cập bến ở kinh Tàu Hủ để chờ đợi chờ hàng

Kinh Tàu Hủ năm 1928, nhìn từ trên cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu, nối Chợ Lớn phía bên trái với Quận 8 phía bên phải hình. Đường bên trái là Quai de My Tho (Bến Mỹ Tho), trước năm 1975 là Bến Lê Quang Liêm, sau năm 1975 đổi là Bến Trần Văn Kiểu, sau này đường mở rộng thành Đại lộ Đông Tây, nay đổi tên là đường Võ Văn Kiệt. Bìa trái là đường tiếp giáp với cầu qua kinh Vạn Kiếp, sau này là vị trí đầu cầu Chà Và. Bên phải hình là đường Bến Bình Đông. Góc dưới bên phải là cửa kinh Xóm Củi đổ vào kinh Tàu Hủ. Phía xa trên kinh Tàu Hủ là Cầu Xóm Chỉ.

Kinh Tàu Hủ nhìn từ cầu Malabars.

Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Xóm Chỉ, phía xa là cầu Malabars – Ngôi nhà ở bìa phải hình trên nằm tại góc Bến Lê Quang Liêm và Khổng Tử (nay là góc Võ Văn Kiệt – Hải Thượng Lãn Ông)

Không ảnh khu vực kinh Tàu Hủ và cầu Xóm Chỉ năm 1929

Không ảnh Đông Dương thập niên 1930 – Cầu Chữ U qua kinh Tàu Hủ

Kinh Tàu Hủ và Đường Dưới năm 1930

Các nhà máy xay lúa dọc con kinh năm 1930 – Trong hình là nơi kinh Tàu Hủ giao với rạch Lò Gốm (con rạch dạng cong ở phía trên)

Ngã ba Kinh Vạn Kiếp và kinh Tàu Hủ, bên trái là đường lên cầu Malabars

Rạch Bến Nghé & Bến Chương Dương năm 1930 – Ghe chở nước mắm

Kinh Tàu Hủ (rạch Bến Nghé), khu vực Chợ Lớn năm 1931 – Trong hình trên nhìn thấy ngã tư Phùng Hưng-Trịnh Hoài Đức ở gần phía trên chữ Cholon, kế tiếp bên trên là rạch Quới Đước với cầu Ba Cẳng và rạch Bãi Sậy.

Rạch Bến Nghé, khu vực Quận 1 và Quận 4

Cầu Xóm Chỉ qua Kinh Tàu Hủ, ở đầu đường Tản Đà năm 1938 – 1939, nối đường Tản Đà Quận 5 qua đường Nguyễn Quyền Quận 8. Dãy phố trong hình là Bến Bình Đông Quận 8. Giữa hình là một ghe chở trấu chất rất cao, với bóng của cây cầu chiếu trên ngọn đống trấu.

Tranh màu nước trên giấy của Léo Craste (1887 – 1970) cảnh kinh Tàu Hủ năm 1939

Không ảnh khu vực trung tâm Chợ Lớn 1945 – Đường lớn bên trái có các dải cây xanh ở giữa là đường Khổng Tử, nay là Hải Thượng Lãn Ông. Đường gần bìa trái là Đồng Khánh, nơi giáp mép ảnh là Ngã tư Đồng Khánh – Phùng Hưng (ngã tư đèn năm ngọn). Phía bên phải là Kinh Tàu Hủ, cầu Chà Và, rạch Ụ Cây (nối Kinh tàu Hủ với Kinh Đôi). Gần góc dưới phải là kinh Kim Biên với cầu Quới Đước (cầu Ba Cẳng bị khuất trong bóng đen), ngã tư hình quả trám gần đó là giao lộ Phùng Hưng – Trịnh Hoài Đức. Nhìn thấy mái của nhà hát Tàu trong hẻm đường Phùng Hưng.

Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Chỉ đầu đường Tản Đà năm 1950 – Hình chụp từ trên cầu Chà Và nhìn về phía Sài Gòn. Bên trái là Bến Lê quang Liêm, bên phải là Bến Bình Đông.

Không ảnh kinh Tàu Hủ năm 1950, tòa nhà màu trắng hình tam giác là Pháp Hoa Ngân Hàng, góc đường Hàm Nghi – Phủ Kiệt. Những cây cầu bắc qua rạch Bến Nghé & Kinh Tàu Hủ (theo thứ tự bắt đầu từ sông Sài Gòn) gồm có: cầu Khánh Hội, cầu Mống, cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Chữ Y, cầu Xóm Chỉ, cầu Chà Và, cầu Malabars, cầu Bình Tây, và cuối cùng là cầu hãng Rượu phía trước Nhà máy Xay Bình Tây. Cầu Nguyễn Tri Phương là cây cầu qua kinh Tàu Hủ mới làm thêm cách đây vài năm.

Rạch bến Nghé – Kinh Tàu Hủ năm 1950

Rạch Bến Nghé

Viết một bình luận