Sống lại ký ức về kênh Tàu Hủ nhộn nhịp, dưới bến thuyền xưa qua bộ ảnh hiếm (Phần 1)

Kênh Tàu Hủ là một con kênh dài nối từ ngã tư nơi giao với rạch Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi đến ngã ba nơi giao với kênh Đôi và sông Bến Lức. Đoạn kênh từ ngã tư rạch Bến Nghé đến ngã tư nơi giao với rạch Lò Gốm và kênh Ruột Ngựa được gọi là kênh Tàu Hủ và có đại lộ Võ Văn Kiệt chạy dọc theo phía bờ bắc, còn đoạn từ ngã tư kênh Ruột Ngựa, rạch Lò Gốm đến ngã ba sông Bến Lức được gọi là kênh Lò Gốm. Nếu nói sông Sài Gòn là con đường thủy lợi chính để hình thành nên những vùng đô thị xưa thì ở Chợ Lớn cũng có kênh Tàu Hủ cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt – chính là vùng đất thăng hoa, là khu đô thị ven sông. Nhưng hiện tại đã bị lấp gần hết, chỉ để lại niềm tiếc nuối vô bờ cho nhiều thế hệ cũ! 

Chân cầu Bình Tây phía Bến Lê Quang Liêm. Kinh Tàu Hủ và cầu Bình Tây, bên trái là Quai de My-Tho (Bến Lê Quang Liêm trước năm 1975, nay là đường Võ Văn Kiệt). Bên phải kinh là Bến Bình Đông với các nhà máy xay. Nhà kho bên phải hình – nay đã không còn.

Chợ Bình Tây, góc đường Bình Tây và Bến Lê Quang Liêm – Hình chụp từ trên cầu Bình Tây, có lẽ trong thập niên 1940, khi những chiếc xe kéo còn hoạt động.

Cầu Bình Tây qua Rạch Bến Nghé (Kinh Tàu Hủ) trong Chợ Lớn

Rạch Bến Nghé (Kinh Tàu Hủ) đoạn chảy qua Chợ Lớn

Kinh Tàu Hủ – cầu Chữ U – Bên trái hình là Bến Lê Quang Liêm (nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt), bên phải là Bến Bình Đông thuộc Quận 8.

Kinh Tàu Hủ và nhà máy xay lúa

Ghe thuyền lưu thông trên kinh Tàu Hủ phía trước một nhà máy xay trên bến Bình Đông. Ờ xa phía bên trái là cầu Chữ U (có hai chân cầu hướng về phía Sài Gòn).

Bến Mỹ Tho, xa phía trước là cầu Bình Tây ở đầu đường Bình Tây Quận 6 ngày nay. Bên trái là kinh Tàu Hủ với nhà máy xay trên Bến Bình Đông.

Cầu Malabars – Góc bên trái hình khi rẽ trái chính là lối vào rạch Xóm Củi, đối diện bên kia kênh Tàu Hủ là kinh Vạn Kiếp (nay con rạch ấy đã bị lấp tạo thành con đường Vạn Kiếp của ngày nay)

Kinh Tàu Hủ, hình chụp từ trên cầu Malabars – Ở bìa trái của ảnh trên là cầu Vạn Kiếp (chỉ thấy một phần tường đá mố cầu chận đất hình tam giác).

Đường Bến Lê Quang Liêm, nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt. Hình chụp từ ngã ba Gò Công – Bến Lê quang Liêm nhìn về phía Sài Gòn. Phía trước con đường là cầu Quới Đước nhô lên cao cho ghe thuyền qua lại từ Kinh Tàu Hủ vào Rạch Bãi Sậy phía sau Chơ Mới Bình Tây. Phía bên phải hình là khu vực Xóm Củi Quận 8, nối liền với Chợ Lớn bên kia Kinh Tàu Hủ bằng cây cầu Malabars có hình dáng giống cầu Mống.

Các nhà máy xay lúa dọc kinh Tàu Hủ. Kinh nằm ngang giữa ảnh là Kinh Tàu Hủ. Kinh dạng cong phía trên là Rạch Lò Gốm. Ở khoảng giữa của Kinh Tàu Hủ và rạch Lò Gốm trong hình này là Nhà máy Rượu Bình Tây, chung khu vực với Nhà máy xay lúa Bình Tây. Khu vực nhà máy rượu Bình Tây vào năm 1945 do Nhật chiếm đóng đã bị máy bay Đồng Minh ném bom để phá hủy nơi sản xuất nhiên liệu cồn phục vụ chiến tranh thời Đệ nhị Thế chiến của quân Nhật.

Kinh Tàu Hủ, Cầu Xóm Chỉ

Không ảnh khu vực Kinh tàu Hủ, Cầu Chà Và – Bên trái kinh Tàu Hủ là Bến Bình Đông, bên phải là Bến Lê Quang Liêm (sau này là Đại lộ Võ Văn Kiệt), cây cầu cuối hình trên con kinh Tàu Hủ là cầu Chà Và, thẳng theo hướng cầu về bên phải hình là đường Vạn Kiếp.

Kinh Tàu Hủ nhìn từ cầu Chà Và, phía xa là cầu Xóm Chỉ – Bên trái là Bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văn Kiệt), bên phải là Bến Bình Đông.

Rạch Bến Nghé – Kinh Tàu Hủ

Công nhân gánh hàng lên bờ, có lẽ là kinh Tàu Hủ

Cầu Chữ U qua kinh Tàu Hủ, dốc cầu chữ U phía bến Bình Đông

Một nhà máy xay lúa dọc kinh Tàu Hủ trong Chợ Lớn.

Ghe thuyền trên kinh Tàu Hủ

Ghe chở đồ sành, đồ gốm trên Kinh Tàu Hủ – rạch Bến Nghé

Cảnh rạch Bến Nghé – kinh Tàu Hủ

Người lái thuyền trên kinh Tàu Hủ

Hình chụp từ trên cầu Bình Tây – Ghe thuyền lưu thông trên kinh Tàu Hủ, phía trước một nhà máy xay.

Con rạch lớn là Kinh Tàu Hủ, con rạch nhỏ là Rạch Ụ Cây.

Ghe thuyền tấp nập trên con rạch Bến Nghé

Kinh Quới Đước, đoạn cuối của rạch Bãi Sậy, nơi chảy ra kinh Tàu Hủ – Phía trước là cầu Ba Cẳng, hình như đây là đoạn kinh từ cầu Ba Cẳng ra kinh Tàu Hủ

Rạch Ràu Hủ

Kênh Tàu Hủ năm 1866

Không ảnh kinh Tàu Hủ ở Chợ Lớn

Buổi chiều trên rạch Tàu Hủ

Không ảnh cầu Ông Lãnh bắc ngang qua kinh Tàu Hủ hay còn gọi là Rạch Bến Nghé nối liền Đại Lộ Nguyễn Thái Học (Quận 1) với Bến Vân Đồn (Quận 4). Hai tòa nhà mái đen bên phải hình là Chợ Cầu Ông Lãnh. Còn dãy nhà bên trái hình chính là Hãng Phân và hãng thuốc lá BASTOS. Đây là những hình ảnh cũ của Sài Gòn thập niên 1960 – 1970, ngày nay con đường hai bên cầu đã trở thành đại lộ Võ Văn Kiệt.

Kinh Tàu Hủ và Bến Bình Đông bên phải hình

Kinh Kim Biên & Cầu Ba Cẳng nhìn từ trên cầu Quới Đước

Không ảnh kinh Tàu Hủ ở Chợ Lớn

Không ảnh được chụp khoảng thập niên 1930

Kênh Tàu Hủ, con đường thủy vận tải lúa gạo từ Đồng bằng sông Cửu Long lên Sài Gòn, nơi các nhà máy xay lúa tập trung dày đặc dọc hai bờ kênh phía Quận 8 và Chợ Lớn. Qua khỏi cầu Chữ Y thì kênh này chảy tiếp vào Rạch Bến Nghé rồi ra sông Sài Gòn nơi cầu Khánh Hội. Phía trái của hình, ngày nay là kho nhâp nguyên liệu của Nhà máy Bột Mỳ Bình Đông.

Rạch Bến Nghé và Kinh Tàu Hủ

Rạch Bến Nghé, phía xa bên kia là cầu Dừa trên bến Vân Đồn, hình chụp từ bến Chương Dương

Cầu Ông Lãnh – Trong hình là chân cầu xuống đường Bến Vân Đồn bên Khánh Hội

Vụ cháy gần chợ Cầu Ông Lãnh

Rạch Bến Nghé – Cầu Ông Lãnh và cầu Calmette (bìa phải), hướng nhìn từ phía Quận 4 nhìn qua Quận 1

Cầu Ông Lãnh

Bốc dở lu chậu sành trên bến Vân Đồn cạnh đầu cầu Ông Lãnh. Hình chụp từ trên cầu Ông lãnh.

Nhà máy rượu Bình Tây, mũi tên màu đỏ chỉ nhằm dễ đối chiếu vị trí các tòa nhà trên hai bức hình

Kinh Tàu Hủ – Đoạn ngã tư gần nhất trong hình, con đường nằm ngang chính là đường Nguyễn Thái Học ngày nay

Không ảnh khu vực Kinh Đôi và kinh Tàu Hủ

Ghe thuyền đi lại trên kinh Tàu Hủ phía trước một nhà máy xay lúa. Phía xa nơi bìa trái là cầu Chữ U.

Trâu trên bờ Kinh Đôi dọc Bến Nguyễn Duy – Phía bên kia kinh là Bến Phạm Thế Hiển với đường điện cao thế.

Bến Nguyễn Duy – Kinh Đôi rộng hơn kinh Tàu Hủ nhiều

Viết một bình luận