Vì sao có tên gọi chợ Bà Chiểu ?

Một số hình ảnh xưa Chợ Bà Chiểu lúc mới xây lại cùng xung quanh khu vực này như bên trong kho của chợ hay nhà kho được làm bằng gỗ, cách đây gần 150 năm khu này thuộc Gia-Định, ngày nay nó thuộc phường 1 quận Bình Thạnh và thuộc khu đất vàng.

– Vì sao có tên gọi chợ Bà Chiểu.

Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng .. Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông, ất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu, thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt và do lệ kiêng cữ tên không biết từ lúc nào người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân ,theo cuốn sách năm xưa của cụ Vương Hồng Sển, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức, cho rằng nên thận trọng khi cho “Ông Lãnh” và “Bà Chiểu”, Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Hạt”, “Bà Quẹo” là vợ chồng, bởi, các bà trên đều có thể là người đầu tiên buôn bán hoặc người góp công sức xây dựng, sau lấy tên đặt cho chợ.

Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên, ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu, và trên vùng đất được bà Chiểu cai quản, thì xuất hiện một chợ chồm hổm bày bán khu vực rộng, nên được gọi luôn là chợ Bà Chiểu.

Tư liệu: Sài Gòn Xưa

1 bình luận về “Vì sao có tên gọi chợ Bà Chiểu ?”

  1. Người xưa nói Hậu sinh khả úy. Nhưng như tui đây không biết chị hết . Cứ tưởng chợ do bà Chiểu lập ra, hoặc do bà tên Chiểu mở hàng quán bán tạp hoá bạn đầu sau phát triển thành chợ. Quê tôi Quảng Nam có chợ Bà Bầu, dốc Núi Miếu, chợ Cây Trâm, chợ Trạm, cầu Bến Ván, chợ Chùa, chợ cây Sanh, quán Bà Miết, dốc Bà Câu, chợ Chiều, chợ Mai, chợ Mới, chợ Cũ, cầu Bến Trảy, dốc Ông Mạnh… Nay, tuy tên đã thay đổi nhiều, nhưng trong tâm khảm nhiều người đó vẫn là những cái tên thân thương không có gì thay thế được

    Trả lời

Viết một bình luận