Đôi nét về tranh Đông Hồ và ý nghĩa các tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20

Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh dân gian Việt Nam được nhiều người yêu thích và chọn lựa. Đặc biệt tranh Đông Hồ còn được coi là dòng tranh Tết không thể thiếu được trong bất cứ gia đình nhà Việt nào trong xã hội xưa. Hiện nay dòng tranh dân gian Đông Hồ đang dần bị mai một bởi những dòng tranh treo tường hiện đại hơn. 

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.

Thơ Tú Xương có tranh Đông Hồ về ngày Tết là:

Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà

Đó cũng là lý do để chứng minh rằng tranh gỗ dân gian Đông Hồ rất phổ biến.

Tranh Đông Hồ rất gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc đến hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh Đông Hồ gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay tục lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.

Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên “thường”, màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là:

  • Thời kỳ sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục bỏ cho đỡ phiền nhiễu.
  • Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự ấy nên tự ý bỏ đi.
  • Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại “tam sao thất bản”, đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì.

Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam.

Lịch sử tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Từng bức tranh chứa đựng nét đẹp tinh túy và giá trị văn hóa to lớn. Đó là cách làm tranh riêng với những khâu sáng tạo, khắc ván, làm màu, in tranh rất độc đáo. Với các chủ đề chúc tụng, phê phán, ẩn dụ, lịch sử mà nhìn vào đó ta thấy hình ảnh Việt Nam rõ nét.

 Mời các bạn đọc cùng chúng tôi nhìn lại một số tranh Đông Hồ ngày ấy: 

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: PHONG TỤC CẢI LƯƠNG

Tranh dân gian Đông Hồ minh họa sự thay đổi về phong tục vào đầu thế kỷ 20 trong thời kỳ thuộc địa. Một người Pháp với một khẩu súng trường chào người khác đội mũ lưỡi trai, bắt tay ông ta, trong lúc một con chó có đeo vòng cổ đứng nhìn.

Tranh dân gian này là dành cho trẻ em. Các bức tranh dân gian được bán trên cả nước. Chúng là vật trang trí thiết yếu cho các ngôi nhà Việt Nam trong các ngày lễ Tết Nguyên đán, do đó tên phổ biến của chúng là tranh năm mới hay “tranh Têt”.

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: ĐÁM CƯỚI CHUỘT

Ý nghĩa đặc sắc của tranh Đông Hồ “Đám cưới chuột”:

Về nghĩa đen: bức tranh gồm hai nội dung chính. Thứ nhất, mô tả cảnh họ hành nhà chuột dâng lễ cho mèo, làm nền cho nội dung thứ hai, đám cưới chuột diễn ra an bình và hạnh phúc.

Tầng trên là bốn nhân vật chuột đi dâng lễ: gồm hai nhân vật bê đồ ăn, hai nhân vật thổi kèn tỏ thái độ rất thân thiện và vui vẻ: Đó chính là nhận lễ trong tiếng nhạc, thứ kiến vạn vật vạn người nhìn thấy, hòa bình chung sống là điều hạnh phúc nhất.

Tầng hai cảnh đám cưới cô dâu, chú rể tưng bừng cùng đoàn đón dâu. Đám cưới diễn ra rất đúng nghi lễ, “ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau”. Chàng xênh xang hớn hở trong bộ áo gấm xanh, nàng mặc áo màu gụ. Họ được rước đi rạng rỡ trên con đường làng màu son nhạt với những vạt cỏ màu mạ. Chuột chú rể được che lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cổng có  nhiều hoa văn trang trí. Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng, đám cưới còn có biển đỏ, dàn nhạc.

Nhân vật mèo cường hào, ác bá, họ hàng nhà chuột thấp cổ bé họng cả đời không được sống yên lành vì lo sợ sẽ bị mèo ăn thịt. Nhân vật mèo nhận lễ trong tư thế trang trọng, có đôi chút dò xét.

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: ĐÁM CƯỚI CHUỘT

Về các chú chuột:

  • Chú chuột đầu tiên và duy nhất không có đươi. Dưới có ghi chữ “Tống lễ” nghĩa là dâng lễ cho mèo.
  • Chú chuột thứ hai có ghi chữ “Hưng Tác” trên đầu nghãi là “mừng mà làm”. Thể hiện niềm vui nên cần hành động dể lấy sự yên ổn

Về nghĩa bóng: Nó mang ý nghĩa phê phán tệ nạn tham nhũng ở làng, xã xưa. Dù việc lớn, nhỏ cũng phải có quà có lễ cho quan, cho người có địa vị, chức tước,…

Bức tranh tưng bừng về màu sắc, hài hòa về nhân vật và rất dễ nhận thấy niềm vui và sự sinh sôi đâu đó. Nó khiến người ta nhớ lại những đám cưới đầy màu sắc của Việt Nam thời xa xưa, những đám cưới được tổ chức trong một tâm thể hết sức thiêng liêng và ẩn chứa đầy bí mật của những nghi thức được truyền lại từ bao đời.

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: THẦY ĐỒ CÓC

Tranh dân gian vẽ một lớp học được lập ra bởi những con cóc. Thầy đồ cóc đang ngồi xổm trên chiếc sập, một chân để trên bốn cuốn sách trong khi những chú cóc nhỏ học đọc, viết, trình bày công việc của mình với thầy cóc hoặc vui chơi với nhau.

Tranh Đông Hồ cậu bé ôm gà

Con  gà Trống lớn trong tiếng Hán đọc là “Đại Kê” đồng âm với “Đại Cát”. Tức: Gặp được những niềm vui to lớn, những may mắn, tốt lành. Ngụ ý mang lời chúc đại cát, đại lợi đến với gia đình.

Ngoài ra, Gà Trống còn là biểu tượng cho lòng dũng cảm và năm đức tính đáng qúy của con người: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.

Cậu bé trai bụ bẫm ôm gà trống phía sau có chậu cúc nở hoa: Biểu hiện nguyện ước sinh sôi, mong muốn sinh được cậu bé trai khỏe mạnh. Sau này lớn lên sẽ thành người thành đạt vinh hiển. Và người có đầy đủ 5 đức tính đáng quý của như chú gà trống dũng mảnh.

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: Du sơn 遊山 (đi chơi núi)
Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: Bức tranh “Lợn đàn”, hay còn gọi là “Đàn lợn âm dương”
Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20 – Trường nữ sinh ở Hà Nội thời thuộc địa – 女斈塲 = nữ học trường
Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20 – Trường nam sinh ở Hà Nội thời thuộc địa – 男斈塲 = nam học trường
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: Thầy đồ cóc, hay Ếch đi học

Thầy Đồ Cóc

Làng tranh mộc bản dân gian Đông Hồ và Hàng Trống đều có bức tranh này. Bức tranh được ghi chú bằng một dòng chữ Hán, đó là đề tài của bức tranh : “Lão Oa giảng độc” 老 蛙 講v 讀. ”Oa” có nghĩa là con ếch, nhưng dân gian thường gọi là cóc. Con cóc, chữ Hán Việt là Thiềm thừ 蟾¸ 蜍.”Lão Oa” là con cóc già, “giảng độc” là giảng dạy, đọc chữ, có người cho giảng độc là độc quyền giảng dạy, không ai dạy thay đựợc. Dân gian xem tranh, đặt tên cho tranh là THẦY ĐỒ CÓC.

Xem tranh, góc tranh có cây tùng, tượng trưng cho sự tiết tháo, người hiền triết. Dưới bóng cội tùng là cảnh một lớp học. “Thầy đồ Cóc” có thân hình to lớn hơn các học trò, đang ngồi trên sập gụ với một tư thế rất oai nghiêm, một tay chống lên sập, một tay chỉ vào chồng sách đặt bên. Trước mặt là án thư, đặt trên đó những đồ vật liên quan đến việc giảng dạy và sinh hoạt của thầy : ống bút, nghiên mực, đĩa đèn dầu, bộ ấm chén, bình điếu thuốc lào với chiếc cần hút cong vút. Một học trò Cóc đứng bên cạnh, tay xách ấm nước, khúm núm chuẩn bị phục vụ châm nước cho thầy. Bên cạnh, một trò Nhái (có ghi chú chữ trưởng長, có nghĩa như một lớp trưởng) hai tay cầm một cuộn kết nối bằng những thanh tre, trên đó là những câu chữ, dùng như sách vở ngày nay, đang giúp một trò khác học bài. Dưới đó là một trò Cóc đang ngồi học bài trước mặt là sách bằng những thanh tre kết nối.

Bên cạnh án thư, một trò Cóc đang ôm vở trả bài, khép nép ngước nhìn, chắc là không thuộc bài. Sau lưng là một hoạt cảnh : một trò Cóc to lớn hơn các trò khác (chỉ thua độ lớn của Thầy) đang ngồi chứng kiến cảnh hai trò cóc đánh đòn một trò Cóc khác: một trò ngồi lên lưng khống chế trò Cóc bị phạt, một trò Cóc khác, một tay nắm chặc mông trò bị phạt, một tay cầm roi giơ lên. chuẩn bị “giáng” xuống. Bên cạnh có ghi chú hai chữ Hán : Cầm 擒 có nghĩa là bắt giữ và chữ chinh 征 có nghĩa là đánh kẻ có tội.

Bên cạnh sập gụ và án thư có hai chú cóc nhỏ, chắc là những chú cóc ham học, đến lớp học, lăng xăng nhảy nhót, mắt dõi theo những học trò Cóc “đàn anh” đang sinh hoạt.

Bức tranh với 12 con cóc được dàn trải ra khắp bề mặt bức tranh, tạo nên một khung cảnh linh hoạt, có phần nhốn nháo, trên một nền vàng sáng với những màu xanh lục, xanh lá cây, màu đà, màu đen trắng … đựợc phân bố rất hài hòa, nét in sắc sảo.

Việc dạy học cho trẻ em trong các trường làng xưa do các ông đồ, những sĩ tử nho giáo lỡ vận trong thi cử, những nhà nho ẩn danh hay những quan lại từ quan lui về quê đảm nhiệm. Vậy sao nghệ nhân dân gian không vẽ một cảnh lớp học xưa với ông đồ chỉnh tề khăn đóng áo dài ngồi trên sập gụ giảng dạy học trò còn tóc để chỏm ngồi học xung quanh mà ở bức tranh này, thầy giáo là một con cóc với một nhóm học trò toàn là cóc nhái ?

Có nhiều cách giải mã về bức tranh dân gian này.

Tranh “Thầy đồ cóc” đựợc xếp loại vào tranh châm biếm đả kích trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Tuy đường nét khắc họa rất nghiêm chỉnh, nhưng xem tranh vẫn thấy có tính chất trào lộng. Qua đó, thấy đựợc nền giáo dục xưa, dùng roi vọt để giáo dục trẻ thơ.

Nhưng có người không cho ý nghĩa bức tranh là như thế. Trong tác phẩm Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam (1), tác giả là Nguyễn Vũ Tuấn Anh và một ít tác giả khác cho rằng bức tranh “Thầy đồ Cóc” gợi lại lối viết chữ xưa, có tên nôm na là “chữ nòng nọc”. Cóc là loài lưỡng cư và đẻ ra nòng nọc. So sánh chữ viết của người xưa ở nước ta khởi thủy có tự dạng ngoằn ngoèo như con nòng nọc nên gọi là “chữ nòng nọc”, nhà nho gọi là khoa đẩu văn 蝌ị 蚪½ 文, vì khoa có nghĩa là con nòng nọc. Tác giả cho rằng: “ chữ khoa đẩu là chữ viết chính thức của nền văn minh Lạc Việt. (…). Bức tranh “thầy đồ Cóc” chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về nguồn cội của tổ tiên. Bởi vì, khoa đẩu tức chữ hình con nòng nọc. Hay nói một cách khác: chỉ có cóc mới có chữ để dạy cho đời. Cho nên ông Cóc mới độc quyền trong sự giảng dạy. Đó chính là ý nghĩa của bức tranh dân dã này”. Tác giả có nhắc đền tên bức tranh “Lão oa giảng độc”, theo tác giả, Cóc mới độc quyền trong sự giảng dạy.

Có người lại dẫn sách “Thanh Hóa quan phong” (2) 清 化 觀^ 風 của Vương Duy Trinh 王 維 楨 có ghi 35 chữ cái, nét chữ ngoằn ngoèo “như con nòng nọc” và tác giả cho rằng: “ Tỉnh Thanh Hóa có một châu quan, có chữ là chữ thập châu đó. Người ta thường nói rằng nước ta không có chữ. Tôi nghĩ rằng không phải. Thập châu vốn là đất nước ta. Trên châu còn có chữ, lẽ nào lại dưới chợ lại không. Lối chữ châu là lối chữ nước ta đó”.

Từ đó, kết luận rằng “Cậu Ông Trời” (Con cóc là cậu Ông Trời) là mẹ đẻ của nòng nọc, gợi ý “chữ nòng nọc”. Đó là ý tương của nghệ nhân, muốn nhắc con cháu nhớ đến nguồn cội.

Lại còn có người cho rằng bức tranh “Thầy đồ cóc” được sáng tác bởi một “ông đồ nho, cám cảnh cho thân phận nghèo hèn của mình, đã tự ví thân phận của con cóc”. (…). ”Lão oa giảng độc” chẳng qua chỉ là các ông đồ tự cười cợt mình mà thôi”.(…). “? ngắm lại bức tranh “Lão oa giảng độc” thấy cặp mắt thao láo, ngơ ngác của ông đồ cóc, cùng với dăm bảy đứa học trò cóc đủ loại, đứa quay ngược, đứa quay xuôi, ồn ào nhộn nhạo, thật chẳng ra vẻ một lớp học, càng thêm ngậm ngùi cho cái thân phận nghèo hèn của ông đồ nho ngày xưa” (3).

Các cách giải mã bức tranh trên, có thật như thế chăng ? Các nghệ nhân dân gian có biết thứ chữ “nòng nọc” và có ý tưởng như thế không ? Có thật chăng thầy đồ xưa cám cảnh thân phận nghèo hèn của mình ?

Đối với dân gian, con cóc là một con vật được dân gian nhân hóa, xem đó là một “nhân vật” dũng cảm:

Con cóc nằm góc bờ ao

Lăm le nó muốn nuốt sao trên trời

Dân gian lại “nâng cấp” con vật nhỏ nhoi này là “Cậu Ông Trời” :

Con cóc là cậu Ông Trời

Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho

Con cóc là cậu thầy Nho

Hễ ai nuôi nó Trời cho quan tiền

Đó là chưa kể con cóc còn biểu hiện của cuộc sống tự lập, không dựa vào ai:

Con cóc cụt đuôi

Ở bờ ở bụi

Ai nuôi mày lớn ?

Dạ thưa Thầy, con lớn mình ên … “Mình ên”, tiếng địa phương là một mình, một mình tự kiếm sống và trưởng thành.

Hình ảnh con cóc cũng đã xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn có thể xem là tín sứ của Thần Mưa như trong bài hát dân gian : Kìa con cóc nó kêu trời mưa tới nơi rồi. Người phàm trần nào đâu có biết : Con cóc kia là Cậu Ông Trời. Đó là sự suy tôn của dân gian, của tín ngưỡng phồn thực, của nghi lễ cầu đảo, của ước vọng mùa màng tươi tốt vì mưa thuận gió hòa… Cho nên dân gian có niềm tin, khi nào cóc nghiến răng là trời sắp mưa. Như thế, hình ảnh con cóc rất gần gũi với người dân quê, một con vật mà dân gian đã gửi gấm ít nhiều tâm tư, ước vọng của mình trong đời sống nông nghiệp.

Và họ đã đưa hình ảnh con vật đó vào một trong những bức tranh mộc bản dân gian, với tên “Lão oa giảng độc”.

Đây là bức tranh thể hiện cảnh tượng không có trong thực tế. Chỉ là biểu tượng. Tranh dân gian thường được người dân mua về treo trong dịp Tết, đó là tranh Tết. Trong ba ngày Tết thì : Mồng một Tết cha (bên nội), mồng hai Tết mẹ (bên ngoại), mồng ba Tết thầy. Đó là ba ngày thiêng liêng của đầu năm mới, có ý nghĩa giáo dục truyền thống của gia đnh. Dân tộc ta lại còn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “trọng thầy mới được làm thầy”, “không thầy đố mày làm nên” … Do đó, trong ba ngày Tết thiêng liêng, phải dành một ngày cho Thầy sau hai ngày thực hiện chữ Hiếu. Bức tranh “Thầy đồ Cóc” thể hiện được ý nghĩa tinh thần của người đi học phải luôn nhớ ơn thầy, người đã giáo dục và đào tạo mình nên người hôm nay, thông qua một hình tượng thân quen, gần gũi là con cóc, với những nét trào lộng cố hữu của dân tộc và cũng là một nét, một bản chất riêng của dòng tranh mộc bản dân gian, phù hợp với sự tươi vui của những ngày Tết.

Một lớp học xưa của các cụ đồ Nho là như thế. Chưa đỗ đạt, chưa làm quan thì phải tìm kế sinh nhai, chẳng lẽ để vợ “quanh năm buôn bán ở mom sông” nuôi con, nuôi mình. Hơn nữa, những người học đạo Nho bao giờ cũng có một chí hướng là đem sở học, tài năng ra giúp đời, giữ gìn chính đạo, dạy dỗ hậu sinh, truyền đạo Thánh, lấy phẩm hạnh của mình làm mẫu mực cho người đời noi theo. Do đó, chưa vinh hiển, Thầy đồ vẫn được dân chúng nể vì, xã hội trọng vọng. Thầy tuy nghèo, nhưng dạy học, tiền học chỉ lấy tượng trưng và có sự thỏa thuận của phụ huynh. Lớp học là nhà cụ đồ. Chỗ thầy ngồi là bộ ván hay sập gụ với chiếc bàn nhỏ để sách bút nghiên cùng các vật dụng của thầy như bộ ấm chén, bình thuốc lào. Học trò thì ngồi dưới đất, sách vở bút nghiên để dưới đất, khi viết thì khom lưng. Trò thì phải thay Cô lo nước nôi điếu đóm cho thầy. Khi trò nào lười nhác, nghịch ngợm, phá rối thì roi thầy không tha. Sách Tam Tự Kinh có chép “Giáo bất nghiêm, sư chi nọa” có nghĩa là dạy học mà không nghiêm là do sự lười biếng của ông thầy. Bổn phận của ông thầy, không những dạy cho trò biết chữ mà còn phải uốn nắn học trò để thành người có phẩm hạnh. Người xưa tin rằng “Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn”. “Thầy hay” là phải giỏi, nhưng phải “dữ đòn” thì học trò mới sợ mà chăm học, không dám nghịch ngợm, có học mới nên người. Lớp có trưởng tràng là một trò giỏi, siêng năng, giúp thầy hướng dẫn , kèm những trò kém hay mới học vỡ lòng và trừng phạt những trò lười, trò nghịch thay thầy. Lớp học xưa như thế sao bằng lớp học ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, với ngày nay, lối giáo dục xưa đã lỗi thời, không phù hợp với nguyên tắc sư phạm, không phù hợp với thời đại, nhưng lối giáo dục xưa cũng đã đào tạo biết bao danh nhân, hiền sĩ nổi tiếng trên đàn văn học, chính trị, quân sự trong lịch sử nước nhà.

Dòng tranh mộc bản dân gian, nhiều tranh có ghi những dòng thơ bằng chữ Hán Nôm để vịnh tranh. Tranh “Lão oa giảng độc” thì không thấy thơ. Nhưng theo các nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ, trên tranh ván xưa, có bài thơ :

Tìm thầy hỏi bạn NHÁI chi mà

Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa

Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ

Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà

Không những bài thơ chỉ tên và tính cách của loài ếch nhái (nhái, ếch, chão chàng, cóc), một loạt nhân vật trong bức tranh mà còn cho ta thấy được sự ham học hỏi, chăm chỉ học hành thì hiệu quả của sự học sẽ đem đến cho ta những hiểu biết về những hiện tượng trong vũ trụ về thế giới tự nhiên, xã hội quanh ta, giúp ta thành những người hữu ích cho xã hội.

Điều đó, có phải là một “thông điệp” của giới nghệ nhân làng tranh mộc bản dân gian Đông Hồ muốn gửi gấm đến các thế hệ sau nhân ngày “mồng ba Tết Thầy” hàng năm và ngày nay- Ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 THÁNG 11 ?

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20: Đàn gà mẹ con
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20. Tranh dân gian vẽ cảnh một cuộc diễu hành của những người lính mang cờ Pháp dẫn đầu. Những người lính Pháp được theo sau bởi những người lính Việt Nam dưới cái nhìn của những người qua đường, trong đó có một cặp vợ chồng Trung-Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20 : Vinh Quy Bái Tổ (Quan Trạng về làng)

Tranh dân gian vẽ một nhà nho trở lại làng quê của mình sau khi vượt qua kỳ thi Hương. Anh cưỡi trên con ngựa của mình và đi trước những người mang cờ mừng thành công của anh. Một trợ lý che cho anh ta bằng một chiếc lọng, một biểu tượng của phẩm giá.

Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20 : Đám rước rồng ngày Tết. Tranh dân gian mô tả một đám rước rồng vào dịp Tết Nguyên đán.
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20 : Cảnh chợ làng
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20:
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20:
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20:
Tranh dân gian mô tả một người phụ nữ nông dân quạt cho mình bằng một chiếc lá cây, ngồi dưới gốc cây hoa bên cạnh con bò. Bản in minh họa câu được viết bằng chữ Trung Quốc ở góc trên bên trái: “cày ruộng để xây dựng sự giàu có”.
Tranh dân gian mô tả một người nông dân ngồi dưới gốc cây đang nở hoa, uống trà bên cạnh một con trâu. Bản in minh họa câu được viết bằng chữ Trung Quốc ở góc trên bên phải: “nông nghiệp mở mang ruộng đất”.
Tranh dân gian Đông Hồ đầu thế kỷ 20
Tranh minh họa một câu ngạn ngữ dân gian
Tranh dân gian mô tả một người phụ nữ với cái bụng tròn gợi ý rằng bà ta đang mang thai. Dòng chữ Trung Quốc ở phía trên bên trái cho biết: “Tôi chỉ chịu cái gánh nặng này”.
Tranh dân gian minh họa việc mang thai bằng cách vẽ một người phụ nữ ngồi trong nội thất đầy hoa của mình trong khi một đứa trẻ trần truồng cố trèo lên đùi bà ta. Sự hiện diện của một chiếc đồng hồ trên bàn.
Tranh dân gian minh họa cảnh cho con bú bằng cách vẽ một người phụ nữ ngồi trong nội thất đầy hoa của mình, vú mở ra cho hai đứa trẻ trần truồng dường như đang giành nhau bú.

Viết một bình luận