So sánh trang phục xưa của Triều Tiên và Việt Nam: Kẻ xưng Vương, Người xưng Đế

Triều Tiên Vương Quốc (1392 – 1897) cùng với Việt Nam đều có chung một đặc điểm là có người láng giếng to lớn là Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, Trung Quốc bắt ép Triều Tiên và Việt Nam xưng vương và buộc phải nạp cống phẩm để được họ bảo hộ nếu không sẽ bị chinh phạt. Vua Triều Tiên xưng là Vương, Trung Quốc xưng là Đế còn Việt Nam về mặt đối ngoại vẫn xưng Vương với Trung Quốc nhưng đối nội thì xưng là Đế. Bài viết sau đây sẽ so sánh nhiều điểm tương đồng và khác nhau giữa trang phục và văn hoá của hai nước Triều Tiên và Việt Nam:

Quốc Vương – Hoàng Đế

Trang phục của Quốc Vương Triều Tiên và Hoàng Đế Việt Nam

Vua Triều Tiên: Quốc vương thiết triều dùng long bào màu đỏ (sau là đỏ đậm), rồng 5 móng, đội mão xung thiên. Cổn miện màu đen chủ đạo có 9 chương, miện có 9 lưu.

Chúa Trịnh: lúc đầu thì dùng áo bào màu đỏ, bổ tử hình kỳ lân, đội mũ cánh chuồn. Sau đổi thành long bào màu đỏ, rồng 4 móng, đội mão xung thiên. Cuối cùng là đổi sang long bào màu tía không xài màu đỏ nữa để tạo sự khác biệt với các quan, rồng 5 móng, đội mão xung thiên. Xét ra thì y chang vua Lê chỉ khác mỗi long bào màu vàng còn chúa Trịnh dùng long bào màu tía.

Chúa Trịnh “được” phong tước Vương, gọi là Chúa Thượng, Vương Thượng, Đức Bề Trên.. Khi muốn nói với chúa thường như sau: Khải Chúa Thượng…. Chúa Thượng thiên tuế thiên thiên tuế. Vào cuối thời Nguyễn, khi nước ta đã bị thực dân Pháp đô hộ thì hoàng quyền của nhà vua đã suy yếu nên cách gọi vua cũng ko như trước nữa: gọi là Ngài Ngự (đậm chất Huế) nghe có vẻ kém sang hơn. Các bạn hay nghe những từ như chuối ngự, đậu ngự là từ cách gọi này ra. Đó là những loại chuối hay đậu dùng để tiến cống cho nhà vua. Sau này cuối thời Bảo Đại Đế gọi vua là Đức Ông nghe còn thê thảm hơn

Về chức danh trong hoàng tộc/ hoàng gia thì như mình đã nói ở trên. Còn chức danh trong Vương tộc thì tuy cùng tước Vương nhưng chúa Trịnh có khác với vua Triều Tiên một chút.

Con trai, con gái chúa vẫn gọi là Vương tử, Vương nữ. Vương tử khi trưởng thành thường được phong tước Quận Công, Quốc Công. Vương tử nào được chỉ định làm người thừa kế ngôi chúa thì vẫn gọi là Vương thế tử. Vương nữ khi trưởng thành lúc đầu được phong Quận Chúa nhưng về các đời chúa Trịnh sau khi càng ngày càng lấn ép vua Lê hơn thì phong là Công Chúa ngang với con gái nhà vua luôn.

 

Trang phục đại triều của quan Triều Tiên và Việt Nam
Thường phục của nam nhân Triều Tiên và Việt Nam
Đại triều phục của vương hậu Triều Tiên và hoàng hậu Việt Nam
Lễ phục của vương hậu Triều Tiên và hoàng hậu Việt Nam
Áo cưới cung đình của nữ quý tộc Triều Tiên và Việt Nam
Tế phục của vua Triều Tiên và Việt Nam
Võ phục cung đình của Triều Tiên và Việt Nam.
thường phục của quan chức Triều Tiên và Nguyễn.
Trang phục của các quan viên Triều Tiên và Việt Nam
Trang phục nữ nhân Triều Tiên và Việt Nam
Thường triều phục/ tế phục của quan viên Triều Tiên và Việt Nam
Võ phục cách tân của vua Triều Tiên và Việt Nam ( vua Khải Định)
Võ phục truyền thống của vua Triều Tiên và Việt Nam (vua Thành Thái)

Viết một bình luận