Cha đẻ của công trình Dinh Độc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người châu Á đầu tiên làm Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ

Vài nét về kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Ngô Viết Thụ (1926- 2000) không chỉ là một nhà kiến trúc thiết kế mà ông còn là một họa sĩ, một nhà điêu khắc nổi tiếng. Công trình kiến trúc của ông nổi bật giữa nét đẹp Á Đông với nét cổ điển của phương Tây.

Ông có hiểu biết sâu rộng về phong thủy và vận dụng khéo léo trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình. Chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra được sự tinh tế ấy. Đối với Ngô Viết Thụ, vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao. Bởi vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.

Ngô Viết Thụ là một kiến trúc sư rất nổi tiếng

Ngô Viết Thụ sinh ra tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông có một tuổi thơ nghèo khổ, túng quẫn và phải ở với ông ngoại. Điều may mắn là ông ngoại của Ngô Viết Thụ đã truyền dạy cho ông kiến thức về chữ Hán. Năm 1948, ông được gia đình vợ hỗ trợ để đi du học bên Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Năm năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G. Giải thưởng của đồ án này chính là suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Medicis của Viện Hàn lâm Pháp ở La Mã. Tại nơi đây, Ngô Viết Thụ dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Công trình này có sức chứa hơn 40 ngàn tín đồ. Đồ án của ông đã vinh dự lọt vào top 10 những tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối cuộc thi, tác phẩm của nhà kiến trúc đã đoạt Giải thưởng Lớn Roma về công trình kiến trúc.

Ngô Viết Thụ – cha đẻ của Dinh Độc Lập

Biểu hiện xuất sắc của một tài năng

Ngô Viết Thụ là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG từ 1955. Đến năm 1958, ông trở thành thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam. Ngô Viết Thụ từng trở thành kiến trúc sư người châu Á đầu tiên làm Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Sau năm 1975, Ngô Viết Thụ vẫn hoạt động sôi nổi trong ngành kiến trúc. Đồng thời kiến trúc sư cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông cũng từng làm  thành viên của tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Khi Ngô Viết Thụ tròn 30 tuổi, ông trở về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Con đường kiến trúc của ông được mở rộng khi quay về Việt Nam. Các công trình mang lại nét độc đáo dành riêng cho Sài Thành.

Ngô Viết Thụ từng trở thành kiến trúc sư người châu Á đầu tiên làm Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ

Dinh Độc Lập – Công trình văn hóa độc đáo

Dinh Độc Lập là công trình đầu tay của Ngô Viết Thụ khi vừa tốt nghiệp từ phương Tây về nước. Trong phong cách xây dựng, ông luôn biết cách phối hợp tinh tế giữ kiến trúc của phương Tây và phương Đông. Đặc biệt là sự tự hào về kiến trúc truyền thống Việt Nam. Một trong bộ ba kiến trúc hình chữ T kết hợp thành tên của KTS – THU là Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt và Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình. Vậy nên kiến trúc của ông theo hướng từ trong ra ngoài đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và mang đậm cá tính dân tộc. Ông đã kết hợp tinh tế, hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. 

Kiến trúc Dinh Độc Lập mang văn hóa riêng

 

  • Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT (吉) có nghĩa là sự tốt lành, điều may mắn. 
  • Vị trí phòng Trình quốc thư được thiết kế làm tâm của Dinh Độc  Lập. 
  • Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu có hình chữ KHẨU (口) nhằm đề cao hai thứ là: giáo dục và tự do ngôn luận. 
  • Hình chữ KHẨU (口) có cột cờ như một nét sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG (中). Ý nghĩa nhằm nhắc nhở mọi người nếu muốn có dân chủ thì phải trung kiên. 
  • Mái hiên của lầu tứ phương tạo thành nét gạch ngang. Mái hiên có lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM (三). Theo quan niệm dân chủ thì: “Hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ”. Ý nghĩa là mong muốn một đất nước hưng thịnh thì con người phải hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ.
  • Ba nét gạch ngang được nối liền với nét sổ dọc tạo thành chữ VƯƠNG (王). Phía trên có kỳ đài tạo thành nét chấm hình chữ CHỦ (主). Nó tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Ý nghĩa là làm vua thì phải biết làm chủ thiên hạ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
  • Mặt trước gồm bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên chính và 2 cột bọc gỗ phía dưới tạo thành hình chữ HƯNG (興). Ý nghĩa là cầu chúc cho nước Việt Nam được hưng thịnh mãi mãi.

Dinh Độc Lập trở thành một biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam. Và người có công lớn nhất chính là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Ông xứng đáng được mọi người tôn trọng và kính mến bởi sự sáng tạo, tài hoa.

Viết một bình luận