Những bí ẩn chưa từng biết về Ngã Tư Bảy Hiền – Dấu ấn Saigon xưa.

Tọa lạc tại quận Tân Bình, ngã tư Bảy Hiền đóng vai trò là nút giao thông quan trọng của cửa Tây Bắc Sài Gòn. Tại nơi này, người ta có thể đi đến trung tâm thành phố thông qua đường Cách mạng tháng 8, về Chợ Lớn hoặc qua quận 8 từ đường Lý Thường Kiệt. Chưa hết, tại nút giao thông này bạn có thể nhanh chóng đến sân bay Tân Sơn Nhất thông qua đường Hoàng Văn Thụ hoặc rút ngắn đường lên Hóc Môn qua đường Trường Chinh. Thời gian gần đây, do dân số đông nên ngã tư Bảy Hiền thường hay kẹt xe vào giờ cao điểm. Ngoài tên gọi cho nút giao thông này, Bảy Hiền còn là tên gọi của khu dân cư đông dân của quận Tân Bình.

Ngã tư Bảy Hiền đóng vai trò là nút giao thông quan trọng của cửa Tây Bắc Sài Gòn

Trên đường Trường Chinh, ở căn nhà số 4 có ông Trần Văn Đức. Ông nay ngoài 90 nhưng vẫn rất minh mẫn. Ông cũng chính là cháu họ nội của ông Bảy Hiền – người được đặt tên cho ngã tư này. Theo lời kể của ông Đức thì ông nội của ông Đức thứ mười chính là em ruột của ông Bảy Hiền, ngày xưa ông nội ông cũng sống ở ngã tư này.

Gia đình ông sống ở ngã tư này từ rất lâu, cho tới đời của ông là đời thứ 6. Kể ra gia đình ông đã gắn bó với Sài Gòn trên trăm năm.

Về tên gọi ngã tư Bảy Hiền, ông Đức kể rằng ngày xưa ông Bảy là một địa chủ lớn trong vùng. Đất của ông trải dài từ Cộng Hòa sang Trường Chinh, Bàu Cát,….Với khối đất này, ông trở thành một người giàu có và sở hữu căn biệt thự cột xi măng lót nền gạch tàu.

Ông Bảy Hiền giàu nhưng không kiêu ngạo. Ông thường giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là những đợt nạn đói. Có lần nạn đói ở miền Nam, ông và vợ góp gạo và tiền xu cho người dân Sài Gòn suốt một tuần liền.

Ông Đức chính là cháu họ nội của ông Bảy Hiền

Vào buổi sáng cứu trợ đầu tiên, mọi người đến quá đông làm kẹt hết đường. Từ vụ đó có hai bé bị cнếт ɴԍạт do chen lấn. Từ chuyện thương tâm trên ông đã không phát tiền cứu trợ như vậy nữa. Ông chuyển sang bố thí cho từng người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Dần về sau, nơi ngã tư có nhà ông người ta đặt là ngã tư Bảy Hiền. Khi ông qua đời, mộ ông được chôn cùng vợ tại khu Lăng Ông Cha Cả. Nhưng về sau khu này bị giải tỏa, нàι cốт ông được mang về chùa Vạn Thọ thuộc quận 1.

Khi ông Bảy mất, nhà ông không còn giúp người nghèo được nữa do gia tài cạn kiệt. Các con ông Bảy bán hết đất khu này để chuyển sang trung tâm thành phố sinh sống. Ngôi nhà của ông Tám chính là từ thời ông Cố để lại. Ông Đức cùng gia đình đã sống tại khu vực ngã tư này cho đến ngày nay.

Trước năm 1954, khu vực ngã tư Bảy Hiền vẫn còn là ngoại ô. Nơi đây là đồn điền cao su và ruộng lúa kéo dài đến Tây Ninh. Người dân khu vực này sống bằng nghề trồng cây và nuôi ngựa.

Sau cuộc thống kê dân số năm 1960, khu vực này lên đến 4000 dân do cuộc di dân năm 1954. Khu vực này dần trở thành một nơi dân cư đông đúc đa số là người Quảng Nam đi vào. Cũng từ đó nơi này hình thành làng nghề dệt vải có tiếng.

Khu trung tâm triển lãm và nhà thi đấu trước kia chính là khu nghĩa trang chôn cất Lính Pháp. Khu bệnh viện thống nhất trước kia là đồn phủ cho đến đời ông Nguyễn Văn Thiệu thì được ông bà Nguyễn Mai Anh quyên góp tiền để xây nên bệnh viện Vì Dân.

Người dân khu vực này trước đây là trồng cây và nuôi ngựa

Về tên gọi Bảy Hiền, ngoài cách giải thích trên thì còn có nhiều cách giải thích khác nhau như: Ông bán cà phê cóc khu này thứ bảy tên Hiền nên được người ta gọi như vậy. Hoặc là ông Bảy Hiền là người giàu có chuyên bán cỏ cho ngựa ăn tại khu vực này. Dù theo giả thuyết nào đi nữa thì ngã tư Bảy Hiền cũng là một khu vực trọng tâm, nơi ghi dấu lại những kí ức thật đẹp của Sài Gòn xưa.

Viết một bình luận