Hình ảnh xưa về vùng đất Bà Rịa – Đầu trấn Biên Hòa rất có danh tiếng (Phần đầu)

Khi vừa mới được khai phá, vùng đất Bà Rịa được Trịnh Hoài Đức nhận định rằng: “Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hòa là đất có danh tiếng”. Ở thời sơ sử, Bà Rịa là “biên giới” của văn hóa Sa Huỳnh, sau đó là văn hóa Óc Eo rồi đến văn hoá Phù Nam, văn hoá Chămpa, văn hoá Chân Lạp (Khơme). Còn dưới thời chúa Nguyễn kéo dài về sau, Bà Rịa là dấu nối, là “vùng chuyển tiếp” của nhiều nền văn hóa Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngày nay, Bà Rịa được người ta lưu ý đến với vai trò cửa ngõ kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng đối với Nam Bộ nói chung và miền Đông Nam Bộ nói riêng. Và tất nhiên, trong lòng tất cả những cư dân Bà Rịa ngày cũ còn lưu giữ mãi những dấu tích và ảnh hưởng của nền văn hóa nói trên. 

Nhà thờ Bà Rịa (nhà thờ Phước Lễ) – Đám cưới của người Annam theo Công Giáo ở nhà thờ Bà Rịa. Thời điểm đó ở Nam Kỳ phụ nữ cũng đội nón quai thao và mặc trang phục giống Bắc Kỳ vào dịp đám cưới

Nhà thờ chính tòa Bà Rịa – Tên hiệu của nhà thờ là nhà thờ Thánh Giacôbê và Thánh Philípphê, nằm tại số 227 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phước Hiệp, thành phố Bà Rịa.

Linh mục Errard chính xứ Bà Rịa cùng với linh mục phụ tá Boutier đã bắt đầu xây dựng nên một nhà thờ mới trên nền một ngôi nhà nguyện nhỏ năm 1874. Sau thời gian chuẩn bị thì lễ đặt viên đá đầu tiên được diễn ra ngay ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh ngày 21/11/1877.

Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc Roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời linh mục Cagnon (1887 – 1890).

Ngôi thánh đường đã nhiều lần được tu sửa, nới rộng, nhưng vào thời điểm năm 2005, khi Giáo phận mới Bà Rịa được thiết lập, ngôi nhà thờ đã không đáp ứng được nhu cầu mới. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ chính tòa mới. Kiến trúc nhà thờ chính tòa mới hiện đại hơn nhưng vẫn muốn giữ lại nét dáng thân thương của ngôi nhà thờ cũ. Nhà thờ Chính toà giáo phận nổi bật với hai ngọn tháp cao 45 mét trong màu đá hoa cương với sáu quả chuông với đường kính từ 60 cm đến 114 cm. Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước dài 4 mét và rộng 1 mét 20 rộng. Hai thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê vẫn đứng hai bên cửa chính nhà thờ.

Một ngôi đình ở Bà Rịa

Đình Phước Lễ – Dòng chữ được đề trên trụ tường rào bìa trái là “Rue de Tokio” – Thị xã Phước Lễ (tên cũ là Bà Rịa) là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Tuy trước năm 1975

Đường Cap St Jacques (sau năm 1975 thì chính quyền đổi tên thành đường Vũng Tàu) tại cửa ngõ Bà Rịa

Làng chài lưới Phước Hải (tỉnh Bà Rịa)

Cảnh đánh bắt của những ngư dân ở làng chày lưới Phước Hải

Bà Rịa thập niên 1920 – Xe thổ mộ trên đường Cái quan

Bản đồ địa hình Hạt Bà Rịa năm 1881 – Theo phân chia hành chánh của chính quyền thuộc địa Pháp, Bà Rịa là một trong 5 Hạt (Arrondissement) của tỉnh Biên Hòa. Bốn hạt kia là Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Long Thành, và Thủ Đức.

Bản đồ tỉnh Bà Rịa năm 1890

Bản đồ đường bộ Nam Kỳ khu vực các tỉnh Bà Rịa – Biên Hòa – Chợ Lớn – Gia Định – Tây Ninh – Thủ Dầu Một năm 1906. Khoảng cách kilometres đường bộ đi từ Saigon, tính từ Quảng trường Rigault de Genouilly [nơi sau này là Công trường Mê Linh]

Bà Rịa thập niên 1920 – Một con đường trong khu dân cư bản xứ.  Rue de Tokio (chữ trên trụ tường rào bìa phải).

Bà Rịa thập niên 1920 – Đình Phước Lễ. Theo những lời kể của các bậc cao nhân thì ngôi đình thần này được xay dựng cách đây hơn 200 năm ở khu Lò Than hẻo lánh. Ở thời điểm đó, chùa được dựng xây bằng những loại gỗ vô cùng quý hiếm, quy mô cũng rất rộng nên nổi tiếng khắp toàn vùng Bà Rịa. Đến khi thực dân Pháp xâm lược thì đình cũng bị đốt cháy. Mãi đến năm 1959 thì đình mới được xây lại theo lối kiến trúc hiện đại của ngày nay.

Bà Rịa thập niên 1920 – Chùa Thiên Thai. Chùa được Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng xây dựng vào năm 1909. Đây cũng chính là nơi vị Hòa thượng này lập nên Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội và xuất bản quyển tạp chí Bát Nhã Âm với mục đích chấn hưng nền Phật giáo Việt Nam.

Cảnh đẹp Bà Rịa

Bà Rịa, thập niên 1920 – Cảnh đẹp nhìn từ một góc Dinh Cô. Dinh Cô là một khu đền có lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại; hiện tọa lạc bên bờ biển tại thị trấn Long Hải, thuộc huyện Long Điền. Đây là một di tích in đậm bản sắc dân tộc Việt mà chủ thể trực tiếp là ngư dân ở địa phương. Ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách).

Dinh Cô Bà Rịa – Tương truyền, cô là người ở Tam Quan (nay thuộc tỉnh Bình Định). Trên đường đi ra biển thì bị lâm nạn và xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16. Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân…nên dân trong vùng tôn xưng cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”. Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn sau khi bị hỏa hoạn. Năm 2006 – 2007, Dinh Cô lại được trùng tu.

Bà Rịa, thập niên 1920 – Miếu “Dinh Cô”. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp. Phía trên mái có gắn “Lưỡng long chầu nguyệt” và “song phụng chầu”. Lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.

Một trường học ở Hiệp Hòa, tỉnh Bà Rịa, thập niên 1920

Không ảnh Đông Dương thập niên 1930 – Ruộng muối Bà Rịa

Bản đồ Bà Rịa năm 1930

Bà Rịa, Cap Saint-Jacques năm 1932 – Nhìn từ trên không ra bãi biển

Khu chợ trung tâm Đất Đỏ ở tỉnh Phước Tuy năm 1965

Chiếc xe buýt cổ và quá tải này đã đi đến các thị trấn và làng mạc trong khu vực Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy

Ảnh ghép toàn cảnh chợ trung tâm Bà Rịa – Chợ Đất Đỏ ở tỉnh Phước Tuy

Tỏa ra từ tòa nhà chợ trung tâm là hàng chục cửa hàng, quầy hàng khác. Điều này rất giống một hội chợ đường phố diễn ra hàng ngày.

Một cuộc diễu hành nhỏ vào ngày Tết năm 1965

Cậu bé đội con lân

Cậu bé này thì đóng vai “ông địa”

Cảnh mọi người chia nhau thịt heo quay, nhìn có vẻ không hợp vệ sinh nhưng vẫn ổn….

Một người mẹ trên đường đến chợ trung tâm với đứa con của mình trong một chiếc giỏ.

Bruce Tester chụp với một nhà lãnh đạo quan trọng của thị trấn.

Chăn gia súc trên một chiếc xe đạp là một cách tiết kiệm năng lượng.

Xe bò đã từng là một trong những loại phương tiện chủ yếu của người dân vùng nông thôn, chủ yếu để vận chuyển hàng hóa

Mang nước về nhà từ giếng địa phương.

Bruce Tester chụp ảnh cùng những đứa trẻ nhỏ

Người phụ nữ sửa quần áo ở địa phương

“Phụ tá” của cô thợ may ở trên

Cô bé này tỏ ra ngại ngùng trước ống kính và tiến về nhóm gần nhất của Thủy quân lục chiến Việt Nam.

Cô bé dù nhỏ tuổi nhưng rất biết cách chăm đứa em nhỏ hơn của mình

Các binh sĩ Thủy quân Lục chiến Việt Nam không dùng Khẩu phần C. Họ mua thực phẩm tại địa phương và tự nấu ăn. Trước khi tham dự những cuộc hành quân, họ thường nấu và nắm những nắm cơm nếp để mang theo.

Bruce Tester vốn muốn chụp một bức ảnh về khu vực lồng chợ Đất Đỏ thuộc tỉnh Phước Tuy, nhưng một đám trẻ con đã xuất hiện bất kể Bruce Tester hướng máy ảnh tới chỗ nào.

Khu căn cứ pháo binh của quân đội Thủy quân Lục chiến VN ở Đất Đỏ để cho các cuộc hành quân. Phóng to để xem các ống lựu pháo 105 mm và đạn dược. Những chiếc 105 có tầm bắn 7 dặm.

Những đứa trẻ rất tò mò với chiếc máy ảnh và liên tục xuất hiện trong khung hình, nhưng lại chẳng thể tức giận trước độ đáng yêu của bọn nhỏ.

Chợ Đất Đỏ ở thị trấn Đất Đỏ, thuộc quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) – Một em bé trong xe đẩy với một chiếc xe buýt địa phương và ở phía sau là chợ trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy trong nền là một loại xe đò địa phương.

Cô bé ở gần khu vực chợ Đất Đỏ

Chợ Phước Thành trên đường từ Bà Rịa đi Vũng Tàu năm 1966 – Một khu chợ nhỏ ngay ngoại ô Bà Rịa.

Viết một bình luận